Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Nét đẹp trang phục của đồng bào Chăm H’roi

Quyết định nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO công nhận thông qua trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Uỷ ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28/11 đến 3/12 tại thủ đô Rabat của Maroc.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm tỉnh Nình Thuận và Bỉnh Thuận.

Gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do người phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng. Thay vì sử dụng bàn xoay, người phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi và rơm trong 7 đến 8 giờ ở nhiệt độ khoảng 8000C. Nguyên liệu (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ. Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận, 3km về hướng Tây Bắc).

Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: Vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, và vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm. Toàn bộ quy trình làm gốm của người Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm, tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.

Tri thức và kỹ năng làm gốm được trao truyền cho các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành. Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội.

Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.

Với những ý nghĩa đó, Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã đánh giá hồ sơ di sản "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" đáp ứng đủ năm tiêu chí được Công ước đề ra và ghi danh di sản vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO. Sự ghi nhận này một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị văn hóa của người dân Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy, nhất là trên cương vị thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 giai đoạn 2022-2026.

Với sự ghi nhận này của UNESCO, đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân địa phương trong việc gìn giữ bảo tồn một di sản được thế giới công nhận.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: của người Chăm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.

Tin cùng chuyên mục

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn công tác quản lý

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn công tác quản lý

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa nhằm phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay, đẩy mạnh thu hút nguồn lực.
Độc lạ cuộc thi tài kén rể ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc lạ cuộc thi tài kén rể ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Hai chàng rể được chia làm hai phe cùng thi tài qua các trò chơi dân gian độc đáo để tìm được người xứng đáng làm rể, trong lế hội kén rể tại Hà Nội.
Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Đồng bào và du khách được trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" với nhiều cung bậc cảm xúc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt.
Sắp diễn ra triễn lãm tranh màu nước lớn nhất Việt Nam

Sắp diễn ra triễn lãm tranh màu nước lớn nhất Việt Nam

Ngày 16/3 tới đây, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) sẽ diễn ra khai mạc Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”.
Bánh phu thê - mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung

Bánh phu thê - mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung

Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), nơi đây nức tiếng du khách gần xa bởi đặc sản truyền thống bánh phu thê có từ bao đời nay.
Malaysia quảng bá văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Malaysia quảng bá văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Malaysia được biết đến là quốc gia đa sắc tộc, do đó, nền ẩm thực của đất nước này cũng hết sức phong phú và mang đến những đặc trưng riêng.
Hai phụ nữ nước ngoài được vinh danh Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế

Hai phụ nữ nước ngoài được vinh danh Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel (Quốc tịch Đức) và Bà Kazuyo Watanabe (Quốc tịch Nhật Bản).
Hoa len - món quà “bất tử” cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Hoa len - món quà “bất tử” cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

“Bất tử”, chơi không bao giờ tàn, đó là vì sao hoa len được nhiều người lựa chọn để tặng cho các bà, các mẹ, bạn gái… nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân là động lực để các nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân là động lực để các nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

Vinh dự nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, các nghệ sĩ bày tỏ đây là sự khích lệ, là một hành trình mới và họ cố gắng phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu đó.
Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Gần 400 nghệ sĩ được trao danh hiệu.
Trò diễn Xuân Phả - Kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian

Trò diễn Xuân Phả - Kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian

Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, trò diễn Xuân Phả bằng sự kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian đã tạo nên sức sống, sắc thái văn hóa riêng.
Festival Phở 2024 diễn ra tại Nam Định từ ngày 15-17/3

Festival Phở 2024 diễn ra tại Nam Định từ ngày 15-17/3

Festival Phở 2024 “Tôn vinh nghề phở, hướng tới di sản văn hoá phi vật thể” diễn ra từ ngày 15-17/3 tại thành phố Nam Định với chuỗi hoạt động phong phú.
Lâm Đồng: Đà Lạt được công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á

Lâm Đồng: Đà Lạt được công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á

TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) chính thức trở thành "Thành phố lễ hội của châu Á" và lễ hội Festival hoa Đà Lạt vinh dự được trao giải thưởng Lễ hội hoa châu Á năm 2024.
Độc đáo tục ăn "Tết lại" ở ngoại thành Hà Nội

Độc đáo tục ăn "Tết lại" ở ngoại thành Hà Nội

Hàng năm, sau 3 ngày Tết Nguyên đán, người dân nhiều địa phương ở ngoại thành Hà Nội còn tổ chức ngày ăn "Tết lại" - một phong tục văn hóa độc đáo, đặc sắc…
Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động