Thứ sáu 22/11/2024 02:12

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát: Khởi nghiệp từ đam mê

Với lòng đam mê và kiên trì học hỏi, nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát (phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã tạo ra những sản phẩm sơn mài độc đáo, hiện đại và có giá trị kinh tế cao.
Khách tham quan xưởng sản xuất của nghệ nhân Nguyễn tấn Phát

Tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” năm 2017 do Sở Công Thương tổ chức đầu tháng 2/2018, anh Nguyễn Tấn Phát là nghệ nhân trẻ tuổi nhất được vinh danh. Chỉ mới 36 tuổi đời, hơn 10 năm tuổi nghề, nhưng nghệ nhân trẻ này liên tục được nhận những giải thưởng thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng của Hà Nội, như: “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp TP. Hà Nội” năm 2011, giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát có đôi tay khéo léo cùng đam mê tìm hiểu nghệ thuật truyền thống. Ngay từ khi còn học tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành sơn mài, anh đã làm việc tại các cửa hàng trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ ở khu phố cổ của Hà Nội để hiểu sâu hơn về nghề. Tốt nghiệp đại học, anh mở doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức khảm trai, sơn mài. Với niềm đam mê bất tận, sự kiên nhẫn học hỏi và khả năng nắm bắt xu hướng thị trường nhanh nhạy, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra những sản phẩm độc đáo có giá trị kinh tế cao, rất khác biệt so với các sản phẩm sơn mài trên thị trường.

Nói về sự khác biệt này, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chia sẻ: Ngoài việc thiết kế hình dáng tổng thể, sản phẩm được sử dụng nhiều lớp sơn tạo vân màu, gần với hội họa hơn và không bị quá mỹ nghệ. Sản phẩm vẫn sử dụng chất liệu khảm truyền thống như vỏ trứng, vỏ trai nhằm giữ nét đẹp truyền thống và thân thiện với môi trường. “Đây là yếu tố ghi điểm rất tốt đối với người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài” - nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát nói.

Tạo ra được sản phẩm đẹp đã khó, đưa được tới tay người tiêu dùng còn khó hơn, những ngày đầu khởi nghiệp, nghệ nhân trẻ đã phải chật vật đưa sản phẩm vào các cửa hàng bán lẻ hàng lưu niệm trên khu phố cổ của Hà Nội. Cứ thế, sản phẩm dần được du khách, người tiêu dùng biết và tìm đến. Đến nay, sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ được bày bán ở các đại lý lớn tại các khu du lịch mà còn được bán trên trang bán hàng online Alibaba. Vị nghệ nhân này cũng rất chú ý tới việc định vị thương hiệu doanh nghiệp khi mỗi sản phẩm bày bán trên thị trường đều được dán tem website của doanh nghiệp. Sau hơn 10 năm bươn chải trên thị trường, tuy chưa thể nói là đã thành công trong nghề, nhưng với những gì đã làm được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cũng đã gặt hái thành quả ban đầu. “Chính niềm đam mê với nghề sơn mài đã giúp anh vượt qua thời điểm ban đầu vô cùng khó khăn. Từ đó học hỏi, tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn, tốt hơn và được thị trường chấp nhận”.

Tuy nhiên cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp khác, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành và hỗ trợ về nguồn vốn và thông tin thị trường giúp doanh nghiệp đầu tư mạnh cho sản xuất và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát đã thử nghiệm sơn mài trên nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có những chất liệu không tưởng như sắt, đồng nhằm tìm ra những sản phẩm độc đáo và thăm dò thị hiếu người tiêu dùng.
Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số