Thứ năm 14/11/2024 18:15

Nghệ An: Nhanh chóng hỗ trợ lao động trở về từ vùng dịch

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều lao động quê ở tỉnh Nghệ An đã tìm đường trở về. Quan tâm chăm lo, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch đối với những trường hợp trở về quê là những công việc đã và đang được chính quyền tỉnh Nghệ An nỗ lực thực hiện.

Lo an sinh trước mắt

Những ngày đầu tháng 10, Nghệ An tiếp tục đón dòng người từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch Covid-19. Số công dân này di chuyển tự phát, chủ yếu bằng xe máy, trong đó có nhiều lao động làm việc trong các nhà máy tại TPHCM và Bình Dương, Đồng Nai... Sau bất ngờ trước làn sóng 'hồi hương', tỉnh Nghệ An đã dốc sức chăm lo an sinh và bắt đầu giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho những người vừa từ phương xa trở về.

Theo sở LĐ - TB&XH Nghệ An, kể từ đầu mùa dịch đến nay có 66.790 người lao động trở về. Trong số đó, có 24.780 người là lao động có giao kết hợp đồng, số còn lại là lao động tự do

"Đối tượng là công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, không vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, có hoàn cảnh khó khăn, như lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở lên, đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo... mỗi lao động được hỗ trợ 500.000 đồng, nguồn hỗ trợ được trích từ kinh phí hoạt động công đoàn...", ông Kha Văn Tám - Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã lập các tổ công tác tại các điểm cách ly của tỉnh để lấy thông tin, lập danh sách hỗ trợ. Tổ chức công đoàn cấp huyện sẽ thực hiện hỗ trợ người lao động trở về tại địa phương.

Người lao động có trách nhiệm cung cấp bản photocopy hoặc bản chụp hợp đồng lao động, hoặc sổ Bảo hiểm xã hội chụp qua ứng dụng VssID hoặc sao kê ngân hàng tiền lương cá nhân... gửi đến tổ chức, cá nhân theo phân công của tổ chức công đoàn để được hỗ trợ

Ngày 12/10 vừa qua, tại cuộc họp báo quý III của tỉnh Nghệ An, ông Bùi Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết tỉnh đang nỗ lực kết nối hơn 45.000 việc làm trong và ngoài tỉnh cho lao động hồi hương, với mức lương khảo sát từ 5-30 triệu đồng/người/tháng.

Cũng theo ông Hưng, tỉnh Nghệ An có hơn 344.200 người đang làm việc, sinh sống và học tập ở ngoài tỉnh. Từ đầu năm đến nay, có hơn 92.000 công dân trở về địa phương, riêng các tỉnh, thành phố phía Nam có hơn 66.700 lao động về quê do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong số 92.000 người dân Nghệ An trở về từ các địa phương khác kể từ đầu mùa dịch đến nay, có 66.790 người lao động, chiếm gần 76%. Trong số đó, có 24.780 người là lao động có giao kết hợp đồng, chiếm 37,1%, còn lại là lao động tự do; hơn 50 nghìn người lao động không có chuyên môn kĩ thuật. Đây là một áp lực lớn đối với công tác dạy nghề, tìm việc làm cho lao động với các địa phương.

30 nghìn vị trí việc làm chờ người lao động trở về

Về giải pháp, theo ông Bùi Văn Hưng để giải quyết việc làm, tạo sinh kế cho số lao động từ ngoại tỉnh trở về, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã tích cực phối hợp với các ban ngành chức năng, các địa phương rà soát nhu cầu người lao động.

"Đến nay, có hơn 45.200 lao động đăng ký xin việc làm qua các khu kinh tế và gần 3.000 người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Chúng tôi đã khảo sát và có 84 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động, trong đó có 57 DN trong tỉnh cần 15.000 lao động, với mức lương từ 5-30 triệu đồng, tùy năng lực chuyên môn tay nghề...", ông Hưng cho hay.

Người lao động làm việc tại Công ty may ở Nghệ An

Ông Hưng thông tin thêm - qua các khu kinh tế, nhà máy trên địa bàn, sở sẽ kết nối cung, cầu miễn phí cho người lao động qua sàn giao dịch, có cơ chế chính sách đào tạo nghề. Cùng với Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; giới thiệu cho các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng lao động biết để tuyển dụng lao động… Được biết hiện tại, có trên 80 DN thông báo có nhu cầu tuyển dụng gần 30 nghìn lao động tại địa phương.

"Những lao động từ miền Nam từng làm việc ở các nhà máy may mặc, nông sản, cơ khí… sẽ thuận lợi hơn. Riêng người chưa có tay nghề sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, giúp người lao động có mức thu nhập ổn định ngay ở quê nhà...", ông Hưng nói.

Theo tìm hiểu, hiện nhiều công ty, DN hoạt động trên lĩnh vực may công nghiệp tại tỉnh Nghệ An có nhu cầu tuyển dụng người lao động có tay nghề từ TPHCM và các tỉnh phía Nam trở về quê cùng nhiều chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đi kèm.

Như tại huyện Yên Thành có 7 nhà máy may trên địa bàn, quy mô từ các nhà máy từ 500 - 2.000 công nhân, có thể tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Đây là cơ hội tốt để cho người lao động sớm tìm được việc làm ổn định.

Một trong số đó là công ty may An Hưng tại xã Công Thành, huyện Yên Thành. Hiện tại, nhà máy có gần 1.900 lao động, nên phải làm việc theo hình thức luân phiên, thay ca nhau. Theo kế hoạch, công ty sẽ cần tuyển thêm khoảng 3.000 công nhân nữa mới đáp ứng quy mô sản xuất trong thời gian gần…ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc nhân sự công ty may An Hưng cho hay.

Tương tự như công ty may An Hưng, từ thời điểm này đến cuối năm, đại diện công ty may Minh Anh huyện Đô Lương sẽ tuyển thêm 1.000 công nhân, đầu năm 2022 con số cần tuyển dụng là từ 4.000-6.000 công nhân, với mức thu nhập từ 5,5- 8 triệu đồng.

"Với mức thu nhập như thế này so với chi phí sinh hoạt, đi lại tại địa phương và các trung tâm công nghiệp lớn như: Hà Nội, Bắc Giang hay TPHCM, Bình Dương... thì không phải là thấp. Khi người lao động xác định gắn bó lâu dài thì sẽ có thêm nhiều quyền lợi từ đó thu nhập càng cao và ổn định…", vị này cho hay.

Ông Lê Tiến Trị - Trưởng ban quản lý KKT đông Nam cho hay: Theo khảo sát của BQL Khu kinh tế Đông Nam và các DN: năm 2020 và năm 2021, các DN trong KKT tạo việc làm mới cho gần 10.000 lao động. Từ nay đến hết năm 2022 vơi các dự án đang triển khai cần khoảng 50.000 lao động. Ngoài trừ 60-70 % nhu cầu nhân lực thuộc về dệt may, điện tử phù hợp với lao động phổ thông; lao động tự do, còn lại đều là lao động chuyên môn kỳ thuật cao nên phải qua đào tạo.
Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự