Thứ ba 19/11/2024 04:21

Nghệ An: Nguy cơ dịch bệnh từ thịt lợn không rõ nguồn gốc

Hiện nay, tình trạng thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch đang được bày bán tràn lan ở nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiềm ẩn nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lây lan dịch bệnh.

Tình trạng dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Số lượng lợn phải tiêu hủy vẫn còn nhưng nhiều địa phương thiếu đất lấp, ô nhiễm môi trường… Do đó dù đã được cảnh báo, đã có lệnh cấm nhưng ở các ngõ ngách của thành phố Vinh (Nghệ An) thịt lợn vỉa hè vẫn bày bán tràn lan…

Dù không có dấu kiểm dịch, không đảm bảo VSATTP nhưng các sạp thịt lợn vỉa hè rất đông người mua

Cạnh chợ Quán Lau (TP Vinh) có tới gần chục điểm bán thịt lợn vỉa hè. Phần lớn các điểm bán thịt lợn kiểu này, chỉ bán từ sáng đến trưa. Không quầy, không biển hiệu, không dấu kiểm dịch, thịt lợn được bày trên những tấm phản gỗ, những miếng bạt hoặc trên mẹt; có điểm bán nguyên con, có những điểm chỉ bán lẻ dăm cân thịt lợn đã ra sẵn từng miếng nhỏ.

Mặc dù nguồn gốc, chất lượng thịt lợn chỉ được khẳng định qua lời “quảng cáo” của người bán nhưng khách hàng vẫn tìm đến những điểm bán lưu động này. Chị Việt Nga, một khách hàng nói: “Thịt lợn món ăn phổ biến, thông dụng nhất nên dẫu dịch cũng không thể “né” thịt lợn. Chọn mua thịt ở đây là vì mối quen biết từ lâu, thịt về nấu thấy nước trong, không mùi, ăn ngon nên mua. Tin tưởng người bán thôi chứ không biết sạch hay an toàn không nữa”.

Nhìn chung, do tâm lý chủ quan, thích giá rẻ nên một số khách hàng không quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc thực phẩm. Theo đó, nhiều người tiêu dùng vẫn vô tư sử dụng, bất chấp nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong giai đoạn dịch lợn châu Phi hoành hành như hiện nay.

Chị Thanh Hà ở Tp Vinh cho biết: “Nghe người bán nói đây là Lợn quê được lấy tận gốc nên bán giá rẻ. Mỗi khi mua, tôi cũng không quan tâm giấy chứng nhận kiểm dịch, chỉ cần nhìn thấy thịt tươi là được. Tôi mua ở đây nhiều lần rồi, thấy ngon, rẻ mà cũng chưa thấy ảnh hưởng gì đến sức khỏe”.

Theo Chị Hoa, một người bán thịt lợn vỉa hè khu vực đường Nguyễn Trung Ngạn (TP Vinh): “Thịt lợn của chị là lợn nhà, lợn sạch, em nhìn là biết!”. Khi khách thắc mắc “Sao không có dấu kiểm dịch?”, chị trả lời “Dấu kiểm dịch làm gì, người thật việc thật đây. Từ sáng đến giờ bán gần tạ thịt, còn có mấy kilogam thôi!”. Chị cho biết, sáng nay chị làm một con lợn đen mua của người quen, chỉ ăn “nước rác”, rau, bèo nên thịt thơm ngon, sạch. Trong khi lợn đang bị dịch như hiện nay thì tìm mua được lợn sạch để ăn không phải dễ.

Theo khảo sát của phóng viên, dọc các tuyến đường như: Héc-man, Đinh Lễ, Lê Viết Thuật, Thành Thái, Kim Đồng, Bùi Huy Bích (TP Vinh) … ngã tư các đường phố, ngõ phố, các điểm đông dân cư các sạp thịt lợn vỉa hè, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán tràn lan bất chấp dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Hầu hết là tiểu thương các huyện như Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên đem đến bán. Dù không có kiểm dịch, không có chứng nhận VSATTP nhưng các sạp thịt này vẫn rất đông người mua dựa vào niềm tin, sự quen biết và vào lời quảng bá “lợn nhà”, “lợn quê” nên ngon, sạch.

Trong khi dịch tả lợn đang bùng phát, lây lan trên diện rộng thì việc giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên các vỉa hè ở thành phố Vinh gây ra nhiều hệ lụy: tác nhân làm lây lan dịch tả lợn; ảnh hưởng đến sức khỏe, ATTP người tiêu dùng…

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hường, Phó Chi cục trưởng, Chi Cục Quản lý thị trường Nghệ An, ông cho biết: “Thời gian qua, đơn vị và các ngành chức năng thành phố Vinh đã thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc kinh doanh thịt lợn nói chung và thịt lợn vỉa hè nói riêng. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên việc giám sát chưa thường xuyên, liên tục. Sắp tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động này nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số