Chủ nhật 29/12/2024 09:10

Nghệ An: Khi vốn ưu đãi là “chìa khóa” mở cửa thoát nghèo

Nguồn vốn ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An triển khai thực hiện không chỉ giúp hộ nghèo thoát nghèo mà còn trao cho họ cơ hội làm giàu.

Đẩy mạnh giải ngân, hỗ trợ mở hướng thoát nghèo

Nguồn vốn ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An triển khai thực hiện không chỉ giúp hộ nghèo thoát nghèo mà còn trao cho họ cơ hội làm giàu. Trên địa bàn Nghệ An, trong vòng 6 tháng đầu năm đã cấp vốn tín dụng ưu đãi cho 46.418 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ có nguồn vốn này đã giúp hàng nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn mua sắm vật tư, cây con giống tốt, thâm canh ruộng vườn, khôi phục mở mang ngành nghề thủ công... nguồn tín dụng chính sách xã hội tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

Hơn 46.418 hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở Nghệ An được vay vốn ưu đãi

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, tính đến ngày 30/6, tổng nguồn vốn chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.549 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 8,9%. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt 1.956 tỷ đồng, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, có 15/22 chương trình thực hiện giải ngân; 7 chương trình không thực hiện giải ngân, nguyên nhân là do các chương trình này đã hết thời hạn thực hiện. Điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân nguồn vốn của 4 chương trình thuộc gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ.

Tiếp đó, chi nhánh tiếp tục thực hiện giải ngân nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn có lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đảm bảo kịp thời trước khi chương trình kết thúc ngày 31/3/2022. Kết thúc chương trình, có 56 doanh nghiệp được giải ngân với số tiền gần 22 tỷ đồng/3.128 lao động được hỗ trợ. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 2.310 khách hàng với số tiền vay hơn 53 tỷ đồng. Thực hiện cho vay bổ sung để đầu tư khôi phục, mở rộng sản xuất 716 khách hàng với số tiền gần 31 tỷ đồng.

Chương trình chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ từ ngày 27/4/2022 đến ngày 30/6/2022 đã giải ngân được 4/5 chương trình cho 8.913 khách hàng, số tiền 250,2 tỷ đồng, hoàn thành 78,4%.

Hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở cơ sở, hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An, thành tựu đã đạt được của tín dụng chính sách có thể được đánh giá là "điểm sáng" và là một trong những "trụ cột" trong hệ thống các chính sách giảm nghèo của địa phương, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội khác với các tổ chức tín dụng tại địa phương.

Vì mục tiêu giảm nghèo, phát triển bền vững

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, những khó khăn, bất cập đang đặt ra hiện nay đó là, nhu cầu vốn vay chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn, con số lên đến 730 tỷ đồng trong năm 2022, nhưng nguồn vốn ngân sách Trung ương còn nhiều khó khăn hạn chế. Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương mới cấp được 155 tỷ đồng (trong đó vốn cấp để thực hiện Nghị quyết 11 là 130 tỷ đồng) và nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương là 25 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội Nghệ An triển khai thực hiện không chỉ giúp hộ nghèo thoát nghèo mà còn trao cho họ cơ hội làm giàu

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, đây là địa phương có dân số đông, mặc dù được Trung ương và từ phía tỉnh quan tâm bổ sung hàng năm nhưng nguồn vốn chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách trong khi đòi hỏi về vốn để hỗ trợ tạo việc làm còn rất lớn. Đặc biệt, những năm gần đây, dịch cúm gia cầm, bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, đối tượng chính sách, tác động tiêu cực đến việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Nguồn vốn ngân sách địa phương mặc dù đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao, tuy nhiên, so với toàn hệ thống thì Nghệ An còn rất thấp; riêng thị xã Cửa Lò chưa hoàn thành chỉ tiêu được giao (UBND thị xã mới thực hiện trích 200 triệu đồng/chỉ tiêu UBND tỉnh giao 600 triệu đồng, hoàn thành 33,3%). Còn đối với chương trình cho vay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã hoàn thành kế hoạch giải ngân 150 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An cho hay, để thực hiện tốt Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Nghệ An đề nghị Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, cấp huyện; Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 06-KL/TW và Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Hàng năm bổ sung nguồn vốn phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cho vay giải quyết việc làm, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Cùng với đó, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, nhất là chủ tịch UBND cấp xã cần thường xuyên giám sát chặt chẽ nguồn vốn đảm bảo cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả; kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11 và gói hỗ trợ lãi suất 2%, tránh trục lợi chính sách.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tập trung chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nội dung công việc đã nhận ủy thác theo văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy thác: “Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt quy ước hoạt động của tổ, tích cực tham gia làm tiết kiệm, chia sẻ kiến thức sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện nghiêm túc công tác bình xét vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời tồn tại, phòng ngừa vi phạm, lợi dụng chính sách…”, bà Nguyễn Thị Thu Thu nhấn mạnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025