Thứ tư 06/11/2024 06:26

Nghệ An: Giá lợn tăng cao, tiểu thương “nghỉ chợ”

Giá lợn hơi tại Nghệ An hiện đã chạm mốc 100.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tình trạng này khiến nhiều tiểu thương bán thịt lợn đành nghỉ chợ, một số cửa hàng, siêu thị phải chịu lỗ để bình ổn giá, giữ khách.

Người bán và người mua đều khó

Tại TP. Vinh, nhiều tiểu thương bán lẻ ở các chợ truyền thống như chợ Vinh, chợ Quang Trung hay chợ Quán Lau… đều phải nghỉ bán, hoặc thay thế các mặt hàng khác để kinh doanh, chờ giá lợn “hạ nhiệt” mới dám bán trở lại.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, tiểu thương chợ Đội Cung (TP. Vinh) cho biết: "Nguồn cung thịt lợn không thiếu song giá tăng quá cao. Hiện giá lợn hơi đã lên đến 95.000 - 98.000 đồng/kg, lợn móc hàm lên đến 115.000 - 125.000 đồng/kg trong khi giá bán lẻ dao động từ 150.000 đồng - 180.000 đồng/kg nên lợi nhuận rất ít, có khi chấp nhận bù lỗ. Để đắp đổi qua giai đoạn này, tôi làm thêm chả cá, bán thêm thịt gà, vịt, bò và chỉ lấy một lượng ít thịt lợn để giữ khách quen...”.

Nhiều tiểu thương chợ TP. Vinh nghỉ bán thời kỳ thịt lợn tăng cao

Đã hơn cả tuần nay, lò mổ của bà Nguyễn Thị Nhì ở chợ Vinh đành đóng cửa vì giá lợn hơi tăng quá cao. Mặc dù giai đoạn này là cao điểm làm ăn, sát Tết, nhu cầu thịt làm giò, làm xúc xích, lạp xưởng, ruốc bông, lợn giàng… tăng, có những ngày tiêu thụ khoảng 30 - 40 con lợn. Nhưng nay, giá lợn hơi tăng cao, chỉ trong vòng một tuần đã tăng 25 - 30.000 đồng/kg khiến lò mổ không thể duy trì hoạt động. “Làm ăn thì phải có lãi. Đằng này, cứ mỗi con lợn tăng giá khoảng 500.000 đồng so với trước, trong khi đó, giá thịt chỉ tăng nhẹ, tính ra phải bù lỗ 30 - 400.000 đồng/con nên tôi đành đóng cửa để không phải bù chi phí. Tôi cũng chưa biết khi nào mở cửa trở lại vì giá lợn tăng từng ngày như hiện nay thì không thể duy trì”, bà Nhì nói.

Theo quan sát tại một số chợ dân sinh trên địa bàn TP. Vinh, số tiểu thương kinh doanh thịt lợn giảm khoảng 1/3 so với trước đây. Một số hộ nghỉ hẳn buôn bán, một số hộ chuyển sang kinh doanh các thực phẩm khác, một số hộ trước đây bán 2-3 con lợn/phiên chợ thì nay chỉ lấy khoảng 20-30kg thịt bán lẻ để giữ các mối khách hàng thân thiết như các trường học, nhà hàng, khách sạn…

Nhiều tiểu thương “cầm cự” bằng cách giảm bớt số lượng đầu vào bởi lượng mua ít

Chủ quán cơm trên đường Lê Hồng Phong (TP. Vinh) cho biết: "Cả tháng nay, quán chỉ dám lấy về khoảng một nửa số lượng thịt, sườn lợn so với trước vì giá thịt mua vào đã 140 - 160.000 đồng/kg. Mỗi suất cơm bình dân nếu tăng giá cao hơn 30.000 đồng là rất khó, nên chỉ có cách giảm bớt các món từ thịt lợn và thay vào đó là chế biến thêm các món ăn từ thực phẩm khác như gà, tôm, cá…”

Anh Hồ Văn Thế, Trưởng phòng kinh doanh chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn TP. Vinh cho biết: Để giữ chân khách hàng, nhiều cửa hàng, siêu thị bán thịt theo combo như: thịt ba chỉ + nạc vai + sườn tặng kèm cải bó xôi hoặc đậu phụ… nhiều cửa hàng chấp nhận bán theo giá lấy vào chỉ để giữ mối. Gần 1 tháng nay, giá thịt lợn bán ra ở các cửa hàng của chúng tôi tương đương với giá nhập vào. Lượng thịt tiêu thụ cũng ít hơn khi giá thịt quá cao nên người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các thực phẩm khác…”.

Thực phẩm khác "đội giá"

Giá lợn tăng khiến giá thịt thương phẩm tăng theo, các thực phẩm chế biến từ thịt lợn như: chả giò, xúc xích, mọc… vì thế cũng tăng thêm từ 20-30%. Cụ thể, giá giò lụa loại thường có pha trộn trước đây 120.000 đồng/kg thì nay tăng lên 150.000 đồng/kg; loại ngon trước đây 150.000 đồng/kg nay lên 210.000 đồng/kg. Lạp xưởng tươi thay vì 160.000 đồng, nay tăng thêm 20.000 đồng/kg. Các loại giăm bông cũng tăng giá thêm 30.000 - 50.000 đồng/kg so với trước... Anh Phạm Gia Toán, chủ một cơ sở sản xuất giò chả cho biết: “Thường thì thời điểm này là nhận đơn đặt hàng Tết nhưng năm nay, giá thịt tăng phi mã, mỗi ngày lên cả chục giá nên không dám nhận đơn hàng. Hiện chỉ hoạt động cầm chừng theo lượng khách trong ngày. Nhìn chung khá ế ẩm”.

Hiện giá các thực phấm khác như gà, bò, trứng... cũng đội giá

Nhiều cơ sở sản xuất thịt lợn sấy khô, lạp xưởng cũng chưa dám chốt đơn hàng phục vụ Tết bởi theo dự báo, giá lợn sẽ còn tăng cao. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng chưa vội đặt hàng bởi nếu các sản phẩm chế biến từ lợn giá quá cao sẽ chuyển sang các món khác như khô bò, khô gà, trâu gác bếp, giò bê…

Không chỉ các sản phẩm làm từ thịt lợn tăng giá, các thực phẩm khác như: bò, bê, gia cầm và trứng gia cầm, thủy hải sản cũng “leo thang”. Cụ thể, giá thịt bò ở các chợ dao động từ 180.000 - 260.000 đồng/kg (tùy loại, tăng 20 - 30.000 đồng/kg so với trước); cá nước ngọt các loại có giá từ 50.000 - 120.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg so với trước); giá hải sản tăng 20-30% so với trước.

Bà Trần Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, hiện Sở có chủ trương khuyến khích người dân tiêu thụ các thực phẩm thay thế; phối hợp với các cấp, các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân không xuất khẩu lợn theo đường tiểu ngạch để đảm bảo nguồn cung trong tỉnh; tăng nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ