Thứ bảy 28/12/2024 01:47

Ngành thực phẩm đồ uống: Mảnh đất màu mỡ cho nhà đầu tư ngoại

Với sức hút lớn từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).
Hoạt động M&A trong lĩnh vực F&B thu hút nhà đầu tư ngoại

Ngành sản xuất tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng rất mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động M&A. Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho biết, dù ngành chế biến lương thực đang có mức tăng trưởng ổn định nhưng không ít doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn chọn giải pháp bán thương hiệu hoặc hợp tác với DN nước ngoài.

Theo nhóm nghiên cứu về M&A tại Việt Nam, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (đồ ăn, uống, gia dụng) đóng góp lớn vào giao dịch M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây. Điển hình, các thương vụ M&A ngành thực phẩm và hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2016 - 2017 có thể kể như: Kido Group (Việt Nam) mua 65% cổ phần (CP) của Công ty CP Dầu thực vật Tường An; CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% CP của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% CP của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% CP của Công ty CP Á Mỹ Gia; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% CP của Công ty CP Thực phẩm Đức Việt; Fraser & Neave Ltd. (F&N, Singapore) mua 5,4% CP của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk; KKR (Mỹ) mua 7,5% CP của Masan Group; ACA Investments (Nhật Bản) mua 20% CP của Bibo Mart...

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các thương vụ M&A được thực hiện tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Khối ngoại, đặc biệt các nhà đầu tư từ Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn CJ – DN - đơn vị thực hiện nhiều thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam - chia sẻ: Với tiềm năng của thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, chúng tôi có định hướng chiến lược lâu dài phù hợp với kế hoạch và chiến lược của tập đoàn. Hiện, CJ đã đầu tư 600 triệu USD vào Việt Nam; trong đó, thực phẩm là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng của CJ. Chúng tôi cho rằng, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhờ chất lượng sản phẩm được cải thiện và các nỗ lực mở cửa kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Do vậy, ngoài việc mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh trong nước, chúng tôi đang hướng đến mục tiêu xa hơn là xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. CJ sẽ tiếp tục đầu tự mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á với nhiều hình thức đầu tư như tự phát triển (Green Field), M&A, thành lập công ty liên doanh (Joint Ventures). CJ không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội M&A tốt nào để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn ở thị trường Việt Nam.

Mặc dù hoạt động M&A trong lĩnh vực F&B được dự báo sẽ là “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới, tuy nhiên, để các giao dịch M&A thành công, nhiều DN cho rằng, vẫn còn những rào cản về pháp lý mà Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hơn để thúc đẩy M&A tại Việt Nam cũng như thu hút nguồn vốn nước ngoài.

Ông Warrick Cleine - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia: Việt Nam cần tiếp tục giảm bớt các thủ tục, thời gian trong quá trình chấp thuận các thủ tục, nhiều giao dịch không nhất thiết phải có sự chấp thuận từ phía lãnh đạo các cơ quan nhà nước.
Minh Long
Bài viết cùng chủ đề: ngành đồ uống Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài