Thứ tư 25/12/2024 11:32

Ngành thép nhu cầu và giá phục hồi, dự báo tăng trưởng lạc quan trong năm 2024

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024.

Tháng 1- giá thép tăng trở lại

Năm 2024 ngành thép chứng kiến giá tăng ngay trong tháng 1 khi sức tiêu thụ tăng trở lại. Cụ thể, trong tháng 1/2024, giá thép xây dựng nội địa đã có 2 lần điều chỉnh tăng liên tiếp; nối tiếp đà tăng từ cuối tháng 11/2023,với tổng số 5 lần tăng.

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024.

Trước đó, từ ngày 6 - 11/1, giá thép xây dựng trong nước đã tăng đợt đầu tiên trong năm 2024 với mức tăng đồng loạt cho cả thép thanh vằn và thép cuộn là 200.000 đồng/tấn. Lần thứ 2 (ngày 19/1) nhiều nhà máy thép thông báo tăng giá thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn, còn giá thép thanh vằn tạm thời giữ ổn định.

Sau đợt điều chỉnh giá lần thứ 2 này, tùy theo thương hiệu và khu vực thị trường, giá thép cuộn xây dựng dao động phổ biến từ 14,3 - 14,9 triệu đồng/tấn, giá thép thanh vằn CB300 từ 14,2 - 14,85 triệu đồng/tấn (giá thanh toán ngay tại nhà máy, chưa VAT, đã trừ chiết khấu tối đa theo sản lượng và vùng miền).

Đáng chú ý, trong quý IV/2023, CTCP Thép Nam Kim (mã chứng khoán NKG) ghi nhận doanh thu 4.459 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5% so với quý trước), với sản lượng tiêu thụ ước đạt 220.000 tấn (tăng 20% so với cùng kỳ và 6% so với quý trước).

Trong báo cáo phân tích triển vọng doanh nghiệp mới cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, sản lượng bán hàng của NKG có sự cải thiện so với quý III/2023, đặc biệt tại thời điểm tháng 12, đơn hàng nội địa ghi nhận mức tăng mạnh (sản lượng nội địa tháng 12 đạt 38.000 tấn, cao hơn 125% so với trung bình các tháng trong năm 2023). Sản lượng tăng phần lớn đến từ giai đoạn cao điểm về xây dựng, các đại lý có xu hướng mua trữ hàng trước các đợt tăng giá trong tháng 1/2024.

Hiện nay, cổ phiếu NKG đang giao dịch ở mức 2024 PE/PB lần lượt là 26,3x/1,1x; cho thấy triển vọng hồi phục lợi nhuận của công ty trong năm 2024.

Việc giá thép trong nước phục hồi diễn ra trong bối cảnh giá thép trên thị trường thế giới diễn biến tăng; nền kinh tế Việt Nam đang có những diễn biến tích cực, hỗ trợ cho sự tăng trưởng, tiêu thụ cũng như sản xuất thép. Điển hình nhất là từ quý III/2023, các địa phương, bộ, ngành đồng loạt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong triển khai các dự án hạ tầng giao thông khiến nhu cầu tiêu thụ thép gia tăng. Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn hay “nút thắt” trong chính sách cho thị trường bất động sản (chiếm 60% nhu cầu thép cả nước), góp phần thúc đẩy sản lượng thép tiêu thụ trong nước.

“Cửa sáng” đối với ngành thép

Những kết quả tích cực trên đặt ra nhiều hi vọng cho ngành thép trong năm 2024. SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép với điểm nhấn nhu cầu năm 2024 có thể phục hồi, đặc biệt là tại thị trường nội địa.

Kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép sẽ phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%.

Khối lượng xuất khẩucó thể duy trì tăng trưởng nhờ triển vọng nhu cầu toàn cầu tích cực: Theo hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ tăng 2,8%. trong năm 2024 sau khi giảm 1,8% trong năm 2023, trong đó nhu cầu của Mỹ và châu Âu lần lượt tăng 5,8% và 1,6% sau khi giảm 5,1% và 1,1% trong năm 2022.

Mặt khác, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.

Kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ cải thiện trong quý đầu tiên, do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ và Châu Âu so với giá thép ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Ngoài ra, Châu Âu kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024 cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang Châu Âu. (Châu Âu đã nhập khẩu hơn 1,9 triệu tấn thép bán thành phẩm từ Nga trong 7T2023).

Chứng khoán MB (MBS) dự báo trong năm 2024, giá thép xây dựng nội địa phục hồi lên mức 15 triệu VNĐ/tấn (tăng 8% so với năm 2023) nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam.

MBS cho rằng, nhờ các chính sách hỗ trợ có thể phục hồi thị trường bất động sản từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% so với cùng kỳ (theo dự báo của CBRE) sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.

Một báo cáo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) cũng dự báo sản lượng sản xuất thép thô và nhóm sản phẩm thép năm 2024 sẽ lần lượt đạt mức 19,15 triệu tấn và 28,36 triệu tấn, tăng 7,16% và 6,76% so với năm 2023. Sản lượng bán hàng sản phẩm thép năm 2024 ước tăng lần lượt 8,68% và 5,19% năm 2024, qua đó tạo dư địa cho các doanh nghiệp thép đẩy mạnh sản xuất.

Tuy nhiên, trong năm 2024, ngành thép sẽ phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các chính sách của Trung Quốc. Theo đó, nước này đang hướng tới sản xuất thép chất lượng và đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó, nhu cầu thép phế liệu tăng lên.

Bên cạnh đó, ngành thép sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc chuyển đổi xanh, giảm phát thải, trong đó trước mắt là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)của EU. Cơ chế này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Từ 1/10/2023 chính sách bắt đầu có hiệu lực. Cơ chế này ảnh hưởng nhiều đến mặt hàng thép HRC thép của Việt Nam và các nước ASEAN.

Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần trung vào một số giải pháp quan trọng như tăng cường công tác tìm hiểu, theo sát diễn biến nhu cầu thị trường để từ đó có các kế hoạch chuẩn bị kịp thời và chủ động trong năm 2024; Chú trọng nâng cao năng lực, nguồn lực tài chính, cải tiến phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất xanh; Minh bạch trong quản trị, hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay.

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng những tín hiệu tích cực trong các tháng đầu năm đã và đang mở ra bức tranh triển vọng cho ngành thép trong năm 2024

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường thép

Tin cùng chuyên mục

Giá heo hơi hôm nay 25/12/2024: Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày tăng

Giá bạc hôm nay 25/12/2024: Bạc nhích tăng nhẹ

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 25/12/2024: Đồng Yên Nhật tiếp tục sụt giảm

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng ổn định

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Khởi sắc ở tất cả các thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 25/12/2024: Đồng USD tăng cao hơn

Giá xăng dầu hôm nay 25/12/2024: Giá dầu tăng 1% trước kỳ nghỉ lễ

Giá vàng hôm nay 25/12/2024: Vàng "chờ đợi" động thái từ Fed

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'khiêm tốn'

Dự báo giá vàng ngày mai 25/12/2024: Vàng trong nước có tiếp tục "lao dốc"?

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai biến động tăng trở lại

Giá vàng chiều nay 24/12/2024: Giá vàng đi ngang trước kỳ nghỉ Giáng sinh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (24/12): Diễn biến trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/12: Gạo tiếp đà giảm nhẹ, lúa có xu hướng quay đầu

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Giá bạc hôm nay 24/12/2024: Bạc đồng loạt tăng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/12/2024: Đồng Yên Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay 24/12/2024: Đồng USD phục hồi, đồng Euro giảm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay trái chiều với thế giới