Chủ nhật 22/12/2024 08:42

Ngành than nỗ lực xử lý chất thải sau khai thác

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành than luôn nỗ lực triển khai các giải pháp khai thác than gắn với việc bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.

Tỉnh Quảng Ninh có vùng khai thác, chế biến tiêu thụ than với phạm vi rộng, trải dài qua các địa phương như Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả, gồm các mỏ lộ thiên và mỏ hầm lò. Trong quá trình khai thác than - khoáng sản đã và đang trực tiếp làm thay đổi môi trường xung quanh, phá vỡ cân bằng của tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, những biến đổi địa hình và cảnh quan diễn ra chủ yếu ở khu vực khai thác lộ thiên, tạo nên những quả đồi nhân tạo tại các bãi đổ thải cao hàng trăm mét. Các bãi thải thường có sườn dốc tới 350 m; nhiều moong khai thác lộ thiên tạo thành địa hình âm dưới mực nước; đất đai khu vực khai thác mỏ thường bị bóc đi lớp đất màu, dễ bị xói mòn, nên khó thuận lợi cho việc tái phủ xanh rừng...

Mặt bằng xanh của Trung tâm Chế biến và Kho than tập trung vùng Hòn Gai - Công ty Tuyển than Hòn Gai

Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp của ngành than thải ra gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến hệ thống sông suối, hồ vùng ven biển. Đối với nguồn nước ngầm, do đào moong và khai thác đã làm suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt như ở một số hồ thuỷ lợi vùng Đông Triều bị chua hoá, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hơn nữa, môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản đang bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn, đặc biệt tại khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong (TP. Hạ Long). Hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-5,2 lần; tại khu dân cư lân cận vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3 lần. Nhìn chung, các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác than đã và đang trở thành những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần đây, trung bình một năm Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chi hàng trăm tỷ đồng để triển khai xây dựng nhiều công trình nhằm khắc phục những ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối với môi trường.

Là đơn vị khai thác than lộ thiên lớn, Công ty CP Than Cao Sơn luôn quan tâm công tác an toàn, giảm thiểu nguy cơ từ bãi thải mỏ. Hằng năm, công ty đều xây dựng kế hoạch đổ thải, thi công các công trình bảo vệ môi trường gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty đang thực hiện đổ thải tại bãi thải Bàng Nâu và bãi thải Khe Chàm II.

Trong quá trình thực hiện, công ty luôn tuân thủ thiết kế của phương án và đảm bảo tiến độ về thông số kỹ thuật, độ ổn định của bãi thải. Đồng thời, TKV thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo. Hiện bãi thải Bàng Nâu thực hiện đổ thải theo 2 hình thức, là đổ thải bằng ô tô và đổ thải bằng băng tải kết hợp với máy rót thải.

Công tác phòng, chống sự cố sạt lở bãi thải trong mùa mưa bão được công ty xây dựng kế hoạch khai thác theo tháng, quý, năm để định hướng việc khai thác và đổ thải. Đồng thời, xây dựng kế hoạch triệt tiêu sự cố, phương án hiệp đồng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị, chính quyền địa phương sẵn sàng giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Công ty đẩy mạnh công tác phục hồi môi trường tại các tầng vành đai chân bãi thải, trồng cây phủ xanh trên 70ha, thi công hoàn thành các công trình bảo vệ bãi thải, như hệ thống đê đắp chân bãi thải, hệ thống dốc nước sườn bãi thải. Giải pháp đó đã ngăn ngừa được các sự cố trôi lấp đất đá từ bãi thải xuống các khu vực dân cư lân cận.

Trạm xử lý nước thải +25 Núi Nhện -TP Cẩm Phả là một trong 45 trạm xử lý nước thải mỏ được Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam đầu tư

Trong đợt đi kiểm tra một số công trình phòng chống mưa bão của các Công ty Than Nam Mẫu, Uông Bí và Mạo Khê…, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam nhấn mạnh đến tính cấp thiết của các công trình phòng chống mưa bão, đặc biệt trước những diễn biến khó lường của thời tiết cực đoan và mùa mưa bão sắp đến, yêu cầu các đơn vị và Công ty Môi trường - TKV tập trung thực hiện hoàn thành các công trình, hạng mục phòng chống mưa bão; đảm bảo năng lực tiêu thoát nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn đất đá sạt lở, gây bồi lấp ảnh hưởng tới các công trình và lạo vét các tuyến mương, suối thoát nước, củng cố các công trình bờ kè, đạp chắn chân bãi thãi..., đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng chống mưa bão.

Theo báo cáo của các đơn vị và kiểm tra tại hiện trường, đến thời điểm này, hầu hết những công trình phòng chống mưa bão trong khai trường sản xuất của các đơn vị đã cơ bản hoàn thành theo chỉ đạo của Tập đoàn. Bên cạnh đó, nhiều công trình kè, đập chắn đất đá và công trình thoát nước ngoài khai trường sản xuất cũng đã được các đơn vị đầu tư, sẵn sàng đưa vào sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và các khu vực lân cận trong mùa mưa bão sắp đến.

Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường luôn là chủ đề mà các doanh nghiệp ngành than trên cả nước quan tâm. Xác định công tác bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhất là trong các hoạt động khai thác khoáng sản, để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, ngành than đã nỗ lực đầu tư, quyết tâm, đổi mới, gắn phát triển sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong đó nổi bật là công tác phục hồi môi trường sau khai thác than. Những nỗ lực của các đơn vị ngành than đã đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng và góp phần vào phát triển kinh tế, chung tay vào công cuộc xây dựng đất nước.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/12/2024: Khu vực Bắc biển Đông biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 16/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời hửng nắng, Nam Bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/12/2024: Cảnh báo có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 15/12/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chìm trong giá rét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 14/12/2024: Không khí lạnh hoạt động mạnh trên biển