Thứ sáu 22/11/2024 10:21

Ngành sợi bắt nhịp hội nhập

Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) buộc ngành dệt may Việt Nam tìm mọi giải pháp phát triển được khâu thượng nguồn, trong đó sản xuất sợi đang có dấu hiệu khả quan khi nhiều dự án có quy mô lớn đang tăng tốc đầu tư nhằm sớm đi vào hoạt động.

Dự án Nhà máy sản xuất chỉ may thêu phục vụ ngành dệt may và da giày của Tập đoàn Amann (Đức) đầu tư tại Khu công nghiệp Tam Thăng (Quảng Nam), theo kế hoạch sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 6/2019. Tuy nhiên, tiến độ của dự án đã được đẩy sớm hơn 2 tháng. Việc sớm đưa giai đoạn I vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xuống vốn để làm tiếp giai đoạn II, nâng tổng công suất toàn nhà máy lên 2.300 tấn/năm.

Kraig Biocraft Lab Laboratory Inc - hãng sản xuất sợi tơ nhện nhân tạo của Mỹ cũng đã triển khai thỏa thuận hợp tác giữa công ty và một số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để phát triển công nghệ và sản xuất lụa cao cấp tại Việt Nam. Kraig Biocraft Lab Laboratory Inc sẽ thành lập công ty con tại Việt Nam và mở một trung tâm nghiên cứu và sản xuất sản phẩm lụa. Dự kiến, 2.500 ha dâu sẽ được trồng phục vụ cho sản xuất tơ nhện Prodigy trong vài năm tới.

Có thể thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sớm nhìn thấy cơ hội và nhanh chân đầu tư các dự án sản xuất sợi tại Việt Nam nhằm tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP mang lại. Thực tế những năm gần đây, ngành sợi của Việt Nam thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng chia sẻ, hoạt động đầu tư vào ngành này sẽ khá sôi động trong năm 2019 - 2020. Sự gia tăng các dự án sản xuất sợi cũng kéo theo các nhà cung cấp thiết bị máy móc vào Việt Nam. IllIES Vietnam - một doanh nghiệp của Đức cũng đã công bố sẽ đầu tư một trung tâm sửa chữa các bộ phận cơ và điện của hệ thống máy kéo sợi xơ ngắn do Tập đoàn Rieter cung cấp tại Việt Nam.

Không kém cạnh nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngành sợi trong nước cũng đã tích cực sản xuất, gia tăng sản lượng. Trong quý I/2019, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã sản xuất ổn định và liên tục 10 dây chuyền sợi DTY, cung cấp cho thị trường trong nước và các đối tác Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan gần 2.000 tấn sợi DTY. Căn cứ trên nhu cầu thực của thị trường, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ cũng đã đưa thêm 2 dây chuyền sản xuất mới vào vận hành, nâng công suất phân xưởng sợi DTY lên khoảng 900 tấn sợi/tháng.

Có một nghịch lý, nguyên liệu sợi cho sản xuất vải của ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu thuộc vào nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, hàng năm, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn xơ sợi sang các thị trường. Theo lý giải của ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn dệt may Việt Nam, khâu dệt nhuộm của ngành phát triển quá chậm, không tiêu thụ được hết nguồn sợi trong nước. Bên cạnh đó, một số loại sợi sản xuất trong nước chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên mới có tình trạng trên.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, đồng thời tạo nguồn sợi bền vững cho các doanh nghiệp ngành may sử dụng, tận dụng được ưu đãi từ CPTPP, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Bộ Công Thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành công nghiệp dệt may. Cần sự minh bạch để tạo ra nền tảng pháp lý cho triển khai CPTPP cũng như các hiệp định thương mại tự do khác để ngành phát triển bền vững.

Cần đặt ngành sợi trong định hướng phát triển chung của ngành. Theo đó, với vai trò chủ quản, Bộ Công Thương cần xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn đến năm 2035 - 2040, trong đó nâng cao vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp sợi dệt nhuộm.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu