Thứ năm 14/11/2024 12:21

Ngành hải quan: Quyết liệt chống gian lận xuất xứ

Thực hiện Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo trong toàn ngành triển khai loạt giải pháp từ việc đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách đến trực tiếp đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm.

Đồng bộ các giải pháp

Bộ Tài chính đã cụ thể hóa quyết định của Thủ tướng Chính phủ bằng việc ban hành Quyết định số 1662/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai và chỉ đạo các đơn vị, lực lượng trong ngành thực hiện các giải pháp tổng thể.

Kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ

Trong đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị thực hiện đồng bộ giải pháp; tổ chức, sắp xếp, đào tạo cán bộ, công chức ở khâu thủ tục để tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để xử lý theo đúng quy định. Thực hiện thu thập, phân tích thông tin trong và ngoài nước để xác định mặt hàng, doanh nghiệp (DN) có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hành vi vi phạm; rà soát xác định những giao dịch, công ty có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích, quyết định kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Đặc biệt, hoạt động đấu tranh được thực hiện thông qua kế hoạch thanh tra, điều tra, xác minh cụ thể. Chẳng hạn, lập kế hoạch, thực hiện các chuyên đề, chuyên án để thực hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối tượng cụ thể; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm… Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu quản lý. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt liên quan đến xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp...

Phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành

Triển khai các biện pháp đấu tranh, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành; kiến nghị trao đổi, kết nối thông tin cấp C/O giữa Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ theo từng lô hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với các hiệp hội thực hiện đánh giá năng lực sản xuất, xuất khẩu của từng ngành hàng; xác định các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiện tượng tăng đột biến; xác định doanh nghiệp có rủi ro cao gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thích hợp.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh, ngăn chặn gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được tăng cường triển khai thông qua việc chủ động sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với cơ quan hải quan, cơ quan điều tra các nước. Qua đó, bảo vệ quyền lợi chính đáng của DN kinh doanh chân chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, thông tin cảnh báo về xuất xứ hàng hóa, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN để ngăn chặn từ xa các hành vi vi phạm.

Bộ Tài chính đã kiến nghị các bộ, ngành hoàn thiện cơ sở pháp lý như: Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa, Bộ Công Thương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm về xuất xứ hàng hóa và sớm ban hành Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa lưu thông nội địa.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Chi nhánh Công ty Vương Ưng tại Yên Bái bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn​

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả

Lạng Sơn: Công ty TNHH 8888 LS bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 5,9 tỷ đồng

Bộ Công an thông tin mới nhất vụ án Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn Thuận An

Nghệ An: Công ty thương mại đầu tư Miền Bắc bị cưỡng chế nợ thuế hơn 3,2 tỷ đồng

Vì sao Công ty công nghệ mỏ Thanh Hóa bị bác đề xuất thăm dò mở rộng mỏ khoáng sản Vân Du?

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt 1 nhân viên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phú Mỹ