Thứ tư 13/11/2024 18:30

Ngành gốm sứ xây dựng: “Đau đầu” hàng tồn kho

Theo thống kê của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA), lượng sản phẩm bị tồn kho, không bán được ước tính khoảng 3.000 tỷ đồng, vượt gấp 2 lần mức bình thường. Dự báo lượng tồn kho sẽ còn tăng...

Mặt hàng sứ vệ sinh tồn đọng khoảng 1 triệu sản phẩm.

 - Ông Đinh Quang Huy- Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam- cho hay, năng lực sản xuất toàn ngành về gạch ốp lát (bao gồm gạch ốp lát ceramic, granit) là 402 triệu m2/năm, nếu kể cả gạch cotto thì công suất đạt tới 416 triệu m2/năm. Sứ vệ sinh đạt khoảng 12 triệu m2/năm, Frit men 100.000 tấn/năm.

Nhiều đơn vị đã dừng sản xuất từ đầu năm nay, do sản phẩm tồn kho nhiều, sức mua của thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Cả thị trường đô thị và nông thôn đều bị đình trệ, giá bán chỉ bằng mức giá của năm 2011, trong khi mọi chi phí đầu vào đều tăng. Xuất khẩu (XK) gạch ốp lát và sứ vệ sinh tính đến hết tháng 7/2012 chỉ đạt 64,4 triệu USD, bằng 37% so với cùng kỳ. Trong khi lượng nhập khẩu (NK) gạch ốp lát và sứ vệ sinh lên tới 30 triệu USD, gần bằng 50% lượng XK (95% nhập từ Trung Quốc) chưa kể số lượng rất lớn nhập lậu, gian lận thương mại.

“Mặc dù thời gian qua, các doanh nghiệp đã chủ động điều tiết giảm năng lực sản xuất để hạn chế tồn kho, nhưng nhìn chung lượng sản phẩm chưa bán được của toàn ngành vẫn ở mức cao, gạch ốp lát khoảng 30 triệu m2, sứ vệ sinh khoảng 1 triệu sản phẩm, ước tính giá trị của số hàng tồn kho này lên tới gần 3.000 tỷ đồng, vượt gấp 2 lần mức tồn kho bình thường”- ông Huy nói.

Theo ông Huy, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồn kho của ngành gốm sứ cao như hiện nay vẫn là do thị trường bất động sản “đóng băng”. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng thời gian qua không có dấu hiệu nới lỏng. Ngoài ra, giá nguyên liệu như: Điện, than, xăng dầu tăng liên tục cũng là yếu tố gây khó đối với các doanh nghiệp. Đây là một trở ngại khiến cho các doanh nghiệp lao đao. Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản, dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp sản xuất VLXD…

Trước tình hình này, VIBCA đã khuyến nghị các doanh nghiệp phải rà soát lại quá trình sản xuất, tiết kiệm chi tiêu triệt để, giảm chi phí sản xuất tối đa. Mặt khác, khuyến cáo các doanh nghiệp không vì lý do khó khăn mà bán phá giá thị trường. Doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị nhắc nhở, thông báo toàn ngành cũng như thông báo trên website và tạp chí của hiệp hội.

Đặc biệt, VIBCA đã đề nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng kịp thời có giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, đây là nguyên nhân gốc, nhưng tới nay vẫn chưa có chuyển biến. Đề nghị giảm toàn bộ các khoản vay cũ và các khoản vay ngắn hạn về lãi suất không quá 15%. Bên cạnh đó, VIBCA cũng đề nghị Chính phủ có chính sách bảo vệ gạch ốp lát trong nước vì hàng lậu và gian lận thương mại từ Trung Quốc vào nước ta ngày càng nhiều, gây lũng loạn thị trường, đe dọa sự tồn tại phát triển ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chấp thuận kiến nghị tại công văn 97/2012/GSXD của VIBCA về việc tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất Frit nguyên liệu. Với năng lực sản xuất toàn ngành gốm sứ xây dựng khoảng 402 triệu m2 gạch ốp lát/năm, sẽ tiêu thụ tương đương khoảng 300 nghìn tấn frit/năm. Đây là một tiềm năng lớn mở ra cho ngành sản xuất Frit nguyên liệu ở nước ta. Tuy nhiên, để phát triển tốt lĩnh vực này VIBCA đề nghị không miễn thuế nhập khẩu Frit, vì Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất loại nguyên liệu này. Ngoài ra, cần tháo gỡ các rào cản, để dễ dàng mua bán, vận chuyển cát ở các địa phương phục vụ sản xuất Frit, tạo nên thị trường cạnh tranh với nước ngoài.

Gốm sứ xây dựng thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam là một trong những tác nhân khiến cho hàng trong nước tồn kho nhiều, gây lũng loạn thị trường, đe dọa sự tồn tại phát triển ngành gốm sứ xây dựng.

Vũ Điển

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả

Lạng Sơn: Công ty TNHH 8888 LS bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 5,9 tỷ đồng

Bộ Công an thông tin mới nhất vụ án Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn Thuận An

Nghệ An: Công ty thương mại đầu tư Miền Bắc bị cưỡng chế nợ thuế hơn 3,2 tỷ đồng

Vì sao Công ty công nghệ mỏ Thanh Hóa bị bác đề xuất thăm dò mở rộng mỏ khoáng sản Vân Du?

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt 1 nhân viên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phú Mỹ

Lâm Đồng: Tạm giữ nhân viên quản lý bảo vệ rừng cấu kết với 'lâm tặc' khai thác lâm sản trái phép