Thứ tư 06/11/2024 07:22

Ngành điện miền Nam: Đổi thay cùng đất nước

44 năm sau ngày Giải phóng, miền Nam từ chỗ thiếu điện trầm trọng, đến nay, lưới điện quốc gia đã phủ sóng gần như toàn bộ, từ đất liền đến huyện đảo xa xôi, góp phần quan trọng vào sự đổi thay của đất nước.

Phát triển hạ tầng nguồn và lưới điện

Miền Nam những năm sau Giải phóng, hoạt động của ngành điện gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Thiết bị, máy móc bị hư hỏng nặng do chiến tranh nhưng không có đồ thay thế. Mặt khác, khu vực miền Nam chưa hình thành hệ thống lưới điện; thiếu điện khắp nơi… Trong bối cảnh ấy, Tổng cục Điện lực ra đời tháng 8/1975, rồi đổi tên thành Công ty Điện lực miền Nam (1976) rồi thành Công ty Điện lực 2 (1981).

Bảo trì hệ thống lưới điện

Với nhiệm vụ "xóa đói" điện cho miền Nam, chỉ trong gần 10 năm (1976-1985), hàng loạt công trình nguồn và lưới điện được xây dựng. Đến năm 1985, ngành điện hình thành và quản lý lưới điện lên đến 7.374 km; 5.283 trạm biến áp tổng dung lượng 1.559kVA; điện sản xuất đạt 15,3 tỷ kWh, trong đó thủy điện chiếm trên 50%, cấp điện tăng thêm 161% so với thời kỳ đầu mới tiếp quản.

Từ đó đến nay, ngành điện không ngừng đầu tư, phát triển hạ tầng nguồn và lưới điện. Đây được coi là "chìa khóa" thành công trong nhiệm vụ xóa khoảng trống về điện. Ngoài dấu ấn đường dây 500kV, hàng trăm công trình lớn, nhỏ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Theo ông Nguyễn Phước Đức – Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), tính riêng 3 tháng đầu năm nay, công tác đầu tư, cải tạo, nâng cấp phát triển lưới điện đã được tổng công ty chú trọng. Đến tháng 3/2019, đã khởi công 11 công trình lưới điện 110kV và hoàn thành đóng điện 6 công trình lưới điện 110kV với khối lượng đưa vào vận hành gồm: 17 km đường dây xây dựng mới và tổng công suất trạm 110kV tăng thêm 269MVA. Ngoài ra, tổng công ty cũng đã đóng điện đưa vào vận hành được 79 công trình lưới điện phân phối với tổng khối lượng bao gồm: Xây dựng mới 166 km đường dây trung thế, đường cải tạo nâng cấp 83 km; xây dựng mới 1.848 km đường dây hạ thế.

Nhờ vậy, toàn bộ khu vực 21 tỉnh, thành phố phía Nam gần như đã được phủ sóng điện quốc gia. Hơn thế nữa, ngành điện luôn đảm bảo cung ứng đủ điện cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là điện cho phát triển công nghiệp và điện khí hóa nông thôn.

Phục vụ phát triển kinh tế

Những năm qua, ngành điện nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt chương trình Điện khí hóa nông thôn. Đến nay, EVNSPC đã hoàn thành cấp điện cho 113 xã theo tiêu chí số 4 về Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam.

Để mở rộng lưới điện đến các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, thời gian qua, EVNSPC đã triển khai hàng loạt công trình, dự án điện cho thôn, buôn chưa có điện, như: Dự án cấp điện cho thôn, buôn chưa có điện tại tỉnh Lâm Đồng; điện cho đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Đặc biệt là công trình đưa điện lưới quốc gia vượt biển ra các đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải (tỉnh Kiên Giang).

Ông Nguyễn Phước Đức cho biết, khu vực miền Nam đã có 2.513 xã, phường, thị trấn của 211 huyện, thị xã, thành phố, đạt 100% số xã có điện với 99,62% số hộ dân. Giai đoạn 2008-2018, ngành điện phía Nam đã triển khai nhiều công trình, dự án đầu tư đưa điện về nông thôn. Nhờ vậy, từ Ninh Thuận đến Cà Mau, các địa phương đã có điện lưới quốc gia, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Chính phủ.

Bên cạnh đó, khu vực phía Nam là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của đất nước. Bởi vậy, đáp ứng điện cho sản xuất là một trong những ưu tiên lớn của ngành. Theo lãnh đạo EVNSPC, tỷ trọng điện cho công nghiệp tăng trưởng đều đặn qua các thời kỳ. Năm 2018, trong cơ cấu điện thương phẩm của miền Nam, điện cấp cho công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 61,5%, tăng 10,65% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ về các kế hoạch trong thời gian tới, ông Đức cho biết, đối với khu vực có tốc độ tăng trưởng cao thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Phước, tổng công ty sẽ dự báo sát nhu cầu phát triển phụ tải và xây dựng kế hoạch đóng điện các trạm 110kV cho từng tỉnh trong năm 2019. Để chủ động cấp điện ổn định, từ quý I/2019, EVNSPC đã đẩy nhanh tiến độ các công trình, đưa vào vận hành 6 trạm biến áp 110kV, với tổng dung lượng 263 MVA.

Trong chặng đường mới, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu điện cho nền kinh tế gắn với phát triển bền vững, ngành điện nơi đây sẽ tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái. Theo EVNSPC, đến nay trong tổng số 30 vị trí triển khai dự án điện mặt trời áp mái tại các đơn vị điện lực và trạm 110 kV của EVNSPC đã có 27 vị trí được đưa vào vận hành khai thác, với tổng công suất trên 1.930 kW.

Có thể nói, 44 năm sau ngày Giải phóng, ngành điện đã vượt qua mọi khó khăn, gian khó, đưa hàng nghìn dự án lớn, nhỏ về nguồn và lưới điện đi vào hoạt động.
Vĩnh - Phượng 

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực