Thứ hai 25/11/2024 00:00

Ngành dệt may: Bắt nhịp Cách mạng công nghiệp 4.0

Sớm đón đầu xu hướng và mạnh tay đầu tư cho công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp dệt may trong nước đang từng bước bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. 

Mạnh tay đầu tư

Ngay từ khi CMCN 4.0 nổi lên với công nghệ tự động hóa, ứng dụng Big Data trong quản lý sản xuất, điều hành doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân đã nhanh tay tự động hóa sản xuất và đồng bộ hóa các thiết bị. Nhờ đó, công suất 3 nhà máy sản xuất sợi của doanh nghiệp đã tăng gấp 2 lần, đạt sản lượng 17.000 tấn/năm.

Bên cạnh tự động hóa sản xuất, Tổng công ty May 10- CTCP cũng đã ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh trực tuyến DIP BMS.NET. Phần mềm này là một hệ thống quy trình quản lý khép kín, có sự phân quyền chi tiết đến từng chi nhánh, phòng, ban… giúp cho tổng công ty có thể quản lý và kiểm soát tốt các giao dịch của chuỗi đại lý phân phối từ khâu mua hàng, bán hàng, đến kho, quỹ một cách tổng thể và hiệu quả.

Tự động hóa và đồng bộ các thiết bị sản xuất

Có thể thấy, doanh nghiệp dệt may đã bắt nhịp khá tốt với CMCN 4.0. Ngành dệt may có 3 lĩnh vực chính là sợi - dệt nhuộm - may mặc, trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong thời gian qua. Quá trình này đã nâng cao về năng suất, tốc độ cũng như giảm số người lao động cho doanh nghiệp. Nếu như trước đây 10 năm, để sản xuất 10 nghìn cọc sợi phải dùng đến trên 110 lao động thì đến nay chỉ cần 25 - 30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước đây.

Chuẩn bị nguồn nhân lực

CMCN 4.0 đang tạo sự thay đổi mạnh mẽ về quan niệm cũng như phương thức sản xuất của cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước. Theo đánh giá, với việc áp dụng tự động hóa, sử dụng robot và các dữ liệu lớn thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lo lắng, chất lượng nguồn nhân lực của ngành không theo kịp trình độ phát triển của công nghệ.

Bày tỏ quan điểm về ý kiến này, ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - cho rằng: Cho dù công nghệ, thiết bị có hiện đại đến đâu thì con người vẫn là yếu tố then chốt, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành máy móc.

Với vai trò nòng cốt của ngành, trong thời gian qua, Vinatex đã huy động nhiều nguồn lực cho công tác đào tạo nhân lực. Về mặt vĩ mô, tập đoàn đã trình và được Chính phủ chấp thuận nâng cấp trường Cao đẳng Dệt may Hà Nội lên Đại học Dệt may Hà Nội, đây là một trong những kênh đào tạo nhân lực chính thống và chất lượng cho ngành dệt may. Hiện, gần như 100% sinh viên sau khi ra trường được doanh nghiệp thỏa thuận về thu nhập, vị trí việc làm và tuyển dụng.

Còn với những người lao động trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị, tập đoàn cũng phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các buổi cập nhật ngắn, đào tạo để người lao động dần thay đổi tư duy và vận hành được những thiết bị hiện đại có cài đặt phần mềm mới.

Riêng với nỗi lo, một lượng lớn lao động phổ thông sẽ mất việc làm do tác động từ tự động hóa sản xuất, ông Cao Hữu Hiếu cũng cho hay: Tham gia CMCN 4.0 là quy luật và chắc chắn sẽ có một lượng lao động bị dôi dư. Đây là bài toán không chỉ riêng của ngành dệt may mà còn là của các ngành thâm dụng lao động khác và cần sự phối hợp giải quyết đồng bộ từ Chính phủ tới các bộ, ngành.

Trước mắt, với những bộ phận phải đầu tư máy móc thiết bị thay thế con người, các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn sẽ đào tạo lại cho người lao động để bố trí vào những vị trí phù hợp. Đào tạo thêm những ngành nghề mới giúp người lao động tiếp tục sản xuất, tránh dôi dư lao động, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc Điều hành Vinatex: Tham gia CMCN 4.0 là xu hướng tất yếu, bên cạnh yếu tố tài chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nhân lực, bao gồm cả cấp quản lý và người lao động trực tiếp.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới