Thứ ba 19/11/2024 01:15

Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Để góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng đang từng bước góp phần xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng về vấn đề này.

Thưa ông, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Công Thương Hải Phòng đã làm gì để vượt qua khó khăn, đảm bảo giữ vững các mục tiêu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là từ cuối tháng 4, đã ảnh hưởng mạnh tới hầu hết các lĩnh vực. Cùng với những khó khăn chung, các doanh nghiệp ngành Công Thương Hải Phòng phải đối mặt với những khó khăn như: Giá nguyên vật liệu đầu vào, cước phí vận tải biển tăng cao, thiếu linh kiện phục vụ sản xuất, thiếu hụt vỏ container rỗng; thiếu lao động ngoại tỉnh do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội; doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí khi vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, chi phí thuê kho bãi gia tăng…

Lãnh đạo thành phố kiểm tra công tác bình ổn giá tại siêu thị

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thành ủy, UBND thành phố trong việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Sở đã kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường, những chính sách quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu ở các nước mà Việt Nam giao thương, khuyến cáo doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch, thay đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường biển; đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Đồng thời, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các vùng đang có dịch. Ngoài ra, Sở đã phối hợp, đề nghị BQL Khu Kinh tế; BQL, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả.

Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của ngành Công Thương trong những tháng đầu năm 2021?

Đối mặt với nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thành phố, ngành Công Thương đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng - ông Bùi Quang Hải phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn Orsted về Dự án điện gió ngoài khơi

Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế, đóng góp 9,69 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung (GRDP thành phố tăng 12,28%). Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng/2021 tăng 19,68% so với cùng kỳ (đứng thứ 3 cả nước), trong đó, một số ngành có đóng góp tích cực cho tăng trưởng là sản xuất xe có động cơ, hóa chất cơ bản, sản phẩm điện tử dân dụng, máy chuyên dụng, may trang phục,... Tổ chức điều hành cung ứng điện hợp lý, đảm bảo đủ công suất cấp điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Tình hình cung - cầu hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn duy trì ổn định, lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường đáp ứng nhu cầu người dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 112.070,74 tỷ đồng (đứng thứ 5 cả nước), tăng 7,49% so với cùng kỳ, đạt 69,78% kế hoạch năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 18.537,6 triệu USD (đứng thứ 5 cả nước), tăng 25,52% so với cùng kỳ, đạt 82,92% kế hoạch năm, với các mặt hàng chủ lực là nhóm điện tử và linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị và phụ tùng, dệt may, da giày.

Để đạt được mục tiêu những tháng cuối năm, Sở đã thực hiện những giải pháp gì, thưa ông?

Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2021, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Công Thương sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ngành Công Thương Hải Phòng quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Một số nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm như: Nắm bắt tình hình doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu hàng hóa; tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid - 19 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động thương mại, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu; phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan, hoàn thiện nền tảng công nghệ thông tin thiết yếu của Sở; phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi “Mục tiêu kép” phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong toàn ngành.

Nhằm thúc đẩy ngành Công Thương Hải Phòng ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, ông có đề xuất, kiến nghị gì cho những giai đoạn tiếp theo?

Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, đối với ngành Công Thương, thành phố đã xác định mục tiêu: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh và bền vững; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại; trung tâm thương mại lớn, đồng bộ, có sức cạnh tranh cao của cả nước, tạo vị thế của thành phố trong vai trò trung tâm của vùng, cả nước và hội nhập quốc tế…

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, ngành Công Thương Hải Phòng đề xuất, kiến nghị một số nội dung. Cụ thể, đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện nhanh chóng và hiệu quả chiến lược tiêm phủ vaccine Covid-19, nhằm phủ ít nhất 70% dân số để tiến hành “mở cửa” kinh tế; có giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào và giảm chi phí logistics, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng và trên toàn quốc nói chung ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham mưu quy định về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, mô hình quản lý phù hợp đối với khu thương mại tự do tại TP. Hải Phòng để trình Quốc hội thông qua. Chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trung tâm logistics trên địa bàn Hải Phòng.

Xây dựng tiêu chí thí điểm cho Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ Đông Nam Á. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Vùng Đồng bằng sông Hồng đặt tại TP. Hải Phòng.

Xin cảm ơn ông!

P.V
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số