Chủ nhật 17/11/2024 18:26

Ngành chè: Giảm xuất khẩu, tăng nội tiêu

Được đánh giá là một năm khó khăn bởi dịch Covid-19 khiến nguồn cung đứt gãy, đầu ra khó khăn, tuy nhiên, ngành chè dự kiến sẽ về đích năm 2020 với tổng doanh thu đạt khoảng 552 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, sản xuất chè 11 tháng đạt 175.000 tấn, ước cả năm đạt 180.000 tấn, so với năm 2019, giảm khoảng 5.000 tấn. Xuất khẩu chính ngạch, 11 tháng đạt 124 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, ước cả năm, xuất khẩu đạt 135.000 tấn; xuất khẩu tiểu ngạch ước cả năm đạt 10 nghìn tấn. Tính chung kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2020 đạt 201 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ, ước cả năm 2020 đạt khoảng 220 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm, nguyên nhân do giá xuất khẩu giảm, năm 2019 đạt 1.750 USD/tấn, nhưng giá xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 1.621 USD/tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nội tiêu ước cả năm duy trì ở mức 45.000 tấn, với giá bán đạt 150.000 đồng/kg (7.000 USD/tấn). Hiện nay, một số dòng chè Shan, nhất là dòng chè Shan mới có giá bán cao, tiêu thụ ổn định. Doanh thu nội tiêu dự kiến đạt 315 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 552 triệu USD. Về cơ cấu sản phẩm gồm 51% chè đen, 48% chè xanh và 1% chè khác.

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết ngành chè Việt Nam 2020, 5 năm chương trình đối tác công tư phát triển ngành chè bền vững định hướng giai đoạn 2021 – 2025, ông Hoàng Vĩnh Long - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam - nhận định, năm 2020, ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết nhưng do dịch Covid-19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp động còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có.

Ông Đoàn Trọng Phương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng- cho rằng, chè Việt đang bị cạnh tranh về giá bán, được trả giá rất thấp, chỉ từ 1- 3 USD/ kg, và quan điểm chè Việt Nam là chất đấu trộn. Giá bán thấp, giá vận tải cao. Có doanh nghiệp phản ánh tồn hàng trăm container không xuất khẩu được. Do đó, cần khuyến khích tiêu thụ nội địa nhằm chia sẻ khó khăn trong xuất khẩu.

Giảm xuất khẩu, tăng nội tiêu là định hướng được nhiều doanh nghiệp trong ngành chè đặt ra.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024