Ngành chăn nuôi trước TPP: Việt Nam đương đầu những đối thủ ‘sừng sỏ’

WTO được coi là thời kì hội nhập 1.0, là bước “thử nghiệm”. Với TPP, chúng ta không còn có cơ hội quay đầu nữa, mà phải thực sự đối diện với những đối thủ sừng sỏ.
Ngành chăn nuôi trước TPP: Việt Nam đương đầu những đối thủ ‘sừng sỏ’
Trước ngưỡng cửa hội nhập, ngành chăn nuôi của VN đối mặt nhiều thử thách. Ảnh minh họa: SGGP

Vừa mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật TPA, cho phép Tổng thống “quyền đàm phán nhanh” trong các Hiệp định thương mại quốc tế quan trọng, điển hình như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự kiện này cũng nhắc nhở các nước tuyên bố tham gia TPP, như Việt Nam, cần có những bước chuẩn bị cuối cùng cho nền kinh tế trước cánh cửa của hiệp định được coi là “định hình kinh tế thế giới trong thế kỷ 21”.

Lơ mơ trong biển lớn

Trong tất cả những ngành nghề, chăn nuôi được đánh giá là có triển vọng bi quan nhất khi Việt Nam tham gia TPP. TS. Trần Đình Thiên[1], Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng tiền đồ của chăn nuôi trước “biển lớn” TPP “tối đen như đêm ba mươi”.

TPP không đơn giản là một hiệp định thương mại, bởi nó chỉ có 5 điều khoản (trong tổng số 29 điều) là liên quan trực tiếp đến thương mại. Những vấn đề khác, như quy định về giống, sở hữu trí tuệ, quyền của doanh nghiệp, lao động,… sẽ có tác động lâu dài hơn rất nhiều trong việc định hình thể chế trong thị trường.

Trong sân chơi với những quy tắc chặt chẽ như vậy, những nhà sản xuất mang mún, nhỏ lẻ, yếu thế rõ ràng là rơi vào tình thế bất lợi lớn.

Chúng ta lo lắng nhiều đến vấn đề cạnh tranh về giá sau khi TPP được hiện thực hoá. Nhưng có lẽ điều đáng lo hơn nằm ở luật chơi mới, đặc biệt trong hoàn cảnh phần lớn nông hộ của Việt Nam là nhỏ lẻ.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê (năm 2011), gần 90% số nông hộ chăn nuôi (cả bò, lợn, gà) là quy mô nhỏ lẻ (dưới 10 con với đàn lợn, và 100 con với gia cầm). Họ sẽ đối phó như thế nào với các doanh nghiệp nông nghiệp đa quốc gia, những nông dân được công nghiệp hoá đến “tận răng” và sở hữu hàng nghìn hecta ở Mỹ, Canada, Úc, và New Zealand?

Cùng với nông hộ nhỏ lẻ, khó khăn sẽ dồn tiếp vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành. Trong một hội nghị gần đây về triển vọng của chăn nuôi Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC mà tôi tham dự, đại diện của các doanh nghiệp nhỏ tỏ ra bi quan với TPP.

Chẳng hạn, bà Dương Thị Thành Hà, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Đăng, đặt vấn đề, từ khi tham gia vào WTO đến nay, chúng ta đã được gì vẫn chưa ai nói rõ, giờ tham gia vào TPP không biết sẽ ra sao. Vì vậy, bà Hà chỉ mong mỏi rằng làm sao thì làm, đừng để khi tham gia vào TPP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ chăn nuôi Việt Nam không bị đẩy “ra đường”... [2]

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Sau đó, nhập khẩu thịt lợn tươi, ướp lạnh, đông lạnh của Việt Nam đã tăng sốc, từ 104 nghìn USD trong năm 2007 vọt lên đến hơn 22 triệu USD năm 2008[3], với Mỹ và Canada chiếm hơn một nửa. Cùng với đó là hàng loạt các nông sản khác đổ vào Việt Nam sau khi rào cản thuế nhập khẩu được xoá bỏ. Không chuẩn bị kĩ, nhiều doanh nghiệp Việt đã phải treo cờ trắng trên sân nhà.

Các cường quốc chăn nuôi thế giới, như Mỹ, Canada, Úc, và New Zealand, đều là thành viên của TPP, bởi vậy, khi dỡ bỏ hàng rào thuế quan thì khả năng nhập khẩu thịt vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng. Ước tính của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) cho thấy sau TPP, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Việt Nam sẽ tăng gấp 43,2 lần năm 2014, từ 2,3 triệu USD lên 100 triệu USD.

Trong các tiểu ngành của chăn nuôi, vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt nhất khi Việt Nam vào TPP là thịt gà. Hiện tại, đây là sản phẩm mà mức thuế nhập khẩu từ Mỹ là 20%, khi TPP được hiện thực hoá, rào cản thuế quan này sẽ không còn. Trong khi đó, Việt Nam nhập 95 triệu USD giá trị thịt gia cầm trong năm 2014, chiếm gần 1 nửa kim ngạch nhập khẩu thịt các loại.

“Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”

Để hạn chế các tác động tiêu cực của TPP lên ngành chăn nuôi, đặc biệt là với các nông hộ nhỏ lẻ, các chính sách hỗ trợ hiệu quả là điều rất cần thiết. Chúng ta không thiếu những chính sách như vậy, nhưng vấn đề vẫn là làm sao để thực thi. Không những vậy, hiện một số chính sách và chủ trương lại có vẻ mâu thuẫn với nhau.

Nhà nước khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, áp dụng công nghệ cao, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng không có cơ chế phù hợp để những người thực hiện được hưởng quyền lợi. Chẳng hạn, có đại diện doanh nghiệp chia sẻ, thủ tục để nhận được hỗ trợ phức tạp đến nỗi họ “thà không nhận đi cho được việc”.

Áp dụng mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung còn đòi hỏi hai điều kiện tiên quyết: đất đai và tư bản (vốn). Hiện chúng ta vẫn giữ chính sách hạn điền cho đất SXNN, khiến việc tích tụ diện tích đất đủ để sản xuất hiệu quả còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những vùng được quy hoạch chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp lại gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa được phát triển đầy đủ.

Về vốn, mặc dù có nhiều chương trình hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (ví dụ như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp), tuy nhiên trên thực tế con đường nhận vốn ưu đãi vẫn còn “gian nan”.

WTO được coi là thời kì hội nhập 1.0, là bước “thử nghiệm”. Với TPP, chúng ta không còn có cơ hội quay đầu nữa, mà phải thực sự đối diện với những đối thủ sừng sỏ.

Xây kiềng ba chân

Trong thời đại kinh tế toàn cầu, hội nhập và tự do thương mại là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, điều quan trọng là phải có những sự chuẩn bị kĩ càng nhất cho “sóng lớn”.

Muốn giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cần phải tạo ra cơ chế để các nông hộ có thể liên kết với nhau hoặc với doanh nghiệp, để tạo thành khu vực sản xuất có quy mô lớn hơn. Chỉ như vậy, nông hộ mới có thể đủ sức áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại với chi phí thấp, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Hiện chúng ta đang tập trung xây dựng mô hình hợp tác xã (có hẳn Luật hợp tác xã 2012 để điều chỉnh). Tuy vậy, người viết cho rằng không nên gò bó nông dân vào hình thức liên kết này, mà tạo điều kiện để họ lựa chọn mô hình liên kết phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Một số mô hình liên kết khác như tổ hợp tác, hợp tác với doanh nghiệp,…đã thành công, nhưng lại không nhận được nhiều hỗ trợ do không phải là “mô hình điểm”.

Về phía nhà nước, điều quan trọng vẫn là kéo những chính sách “trên trời” trở về mặt đất, bằng việc tạo ra cơ chế tham vấn, phản biện chính sách hiệu quả hơn. Để làm được điều này, tôi cho rằng cần cho phép nông dân và doanh nghiệp tư nhân nhiều quyền hơn trong việc thiết lập các tổ chức đại diện cho tiếng nói của mình, từ đó tạo ra các “máy phát tín hiệu” để phản hồi chính sách.

Với doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng nhất của họ, ngoài tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, là phải xây dựng được chuỗi giá trị nông sản chặt chẽ từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Chỉ khi tối đa hoá hiệu quả chuỗi giá trị, họ mới cho ra được những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, và có giá cả hợp lý. Đây là nút thắt mà nhà nước sẽ cần trợ giúp doanh nghiệp để giải quyết.

Khi ba “nhà” thực hiện được tốt những nhiệm vụ của mình, thế kiềng ba chân này sẽ đủ để cho ngành chăn nuôi đứng vững trước cơn sóng TPP sắp tới.

Theo Vietnamnet
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động