Thứ hai 30/12/2024 02:36

Ngân hàng thương mại chủ động tiếp cận doanh nghiệp vay vốn

Hiện nay, các ngân hàng đang nỗ lực kích cầu thị trường thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất hướng tới doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp thêm nhiều nguồn vốn giá rẻ trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đang hết sức khó khăn như hiện nay.

 - 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn Những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước. Khối doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Số liệu thống kế cho thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ bình quân tạo thêm 500.000 lao động mới/năm, sử dụng tới 51% lao động xã hội, đóng góp hơn 40% GDP.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Theo số liệu mới nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, 7 tháng qua, cả nước đã có 42.398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 262.400 tỷ đồng, giảm 7% về số lượng và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng qua cũng lên tới 37.612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân của tình trạng này được tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng, bản thân các doanh nghiệp này còn tồn tại nhiều hạn chế. Những doanh nghiệp này với nguồn lực tài chính hạn chế, không thể đảm bảo tài chính cho kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, có tiền đến đâu mua đến đó nên phải mua giá cao, không chủ động đàm phán được các mức chiết khấu như các đối tượng mua lô lớn. Cũng do mua gấp, mua không chủ động nên cơ hội lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng cũng gặp phải những khó khăn nhất định, dẫn đến chất lượng của sản phẩm đầu ra không ổn định. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết thêm, hiện nay mới chỉ có 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác với chi phí vốn rất cao. Các ngân hàng thì lý giải, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chính hiện tại là do nợ xấu gia tăng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém. Báo cáo tài chính thiếu minh bạch, không có nhiều tài sản bảo đảm tốt nên các ngân hàng thương mại ngại rủi ro, chưa mạnh dạn tăng trưởng tín dụng với đồng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chỉ tập trung với một số doanh nghiệp tốt. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến việc các ngân hàng thương mại thắt chặt các điều kiện vay vốn, khiến rất ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng được điều kiện cấp tín dụng của các ngân hàng nói chung. Điều này cũng trùng khớp với kết quả cuộc khảo sát của Ernst & Young vừa công bố là các ngân hàng Việt Nam kém lạc quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa mà chỉ thích cho vay tài trợ dự án.

Giao dịch tại VietinBank.

Đa dạng các hướng tiếp cận Là một trong những ngân hàng đầu tiên tung chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tạo được sự chú ý của dư luận khi dành các mức lãi suất thấp hơn từ 1-4% so với mức lãi suất cho vay thông thường. Không chỉ ưu đãi lãi suất, VietinBank còn chủ trương áp dụng cơ chế, điều kiện thông thoáng để thu hút khách hàng mới tiềm năng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay ngân hàng được dễ dàng, thuận tiện. Ngoài ra, khi sử dụng các chương trình này của VietinBank, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được miễn/giảm phí và giá các sản phẩm bán chéo như: phí thanh toán, phí bảo hiểm, Internet Banking… Chính vì vậy, nhiều chương trình đã thực sự tạo ra những cú hích lớn góp phần vào tăng trưởng kinh tế đối với doanh nghiệp. Không chỉ riêng VietinBank, nhiều tên tuổi khác trong làng tài chính ngân hàng như Vietcombank, BIDV, MB, VPBank, TPBank… cũng đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất cho vay theo đó đã được kéo xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây khi lần đầu về dưới mốc 8% - vượt qua kỳ vọng nhiều doanh nghiệp và chuyên gia. Trong thời gian qua, VPBank cũng đã giảm mạnh lãi suất cho vay so với biểu lãi suất hiện hành, trong đó mức giảm cao nhất lên tới 3%/năm. Bên cạnh đó, để tìm kiếm các giải pháp tài chính an toàn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, VPBank cũng triển khai đồng bộ nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng khác nhau, từ miễn giảm phí, hạ lãi suất, đưa các sản phẩm/dịch vụ tích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, hay tăng cường tư vấn tài chính cho các dự án kinh doanh… Ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng này đã thành lập mô hình tín dụng mới với một bộ phận riêng nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình vay vốn tại VietinBank. Bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật, cung cấp đầy đủ các thông tin tin cậy về tài chính ngân hàng, các thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua một số kênh như: Tư vấn trực tiếp qua cán bộ quan hệ khách hàng; thông qua các hội nghị, hội thảo về giải pháp tín dụng Vietinbank dành cho doanh nghiệp. “Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp với doanh nghiệp về sản phẩm dịch vụ phù hợp,” ông Thọ nhấn mạnh. Ông Thọ cho biết thêm, doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đến với VietinBank sẽ được áp dụng cơ chế tín dụng đã được đơn giản hóa với bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng riêng, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, các nội dung thẩm định tập trung chủ yếu vào bản chất dòng tiền của doanh nghiệp vừa và nhỏ và năng lực của chủ doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sỹ Vũ Đính Ánh, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, hạn chế “tín dụng đen” thì việc khắc phục tâm lý e ngại, tình trạng thiếu hiểu biết của một bộ phận doanh nghiệp đối với khả năng tiếp cận tín dụng và lập hồ sơ vay tín dụng cũng là cần thiết và cấp bách. Theo ông Ánh, có thể xem xét lập Trung tâm dịch vụ tín dụng thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về tín dụng, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn tín dụng, đồng thời cung cấp thông tin doanh nghiệp cho các ngân hàng, kết nối doanh nghiệp với Quỹ bảo lãnh tín dụng và cơ quan chức năng liên quan đến tín dụng.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế