Thứ hai 23/12/2024 19:37

Ngân hàng Nhà nước: Không hạn chế tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Thông tư 22 không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai, không trái với các quy định hiện hành.

Ngày 31/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có quy định liên quan đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các cá nhân mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai, được bảo đảm bằng chính căn nhà đó.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2023/TT-NHNN) quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không phải là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; Thông tư 41/2016/TT-NHNN được xây dựng trên cơ sở tham khảo chuẩn mực vốn Basel II được ban hành bởi Ủy ban Basel. Trong đó, Thông tư hướng dẫn về việc xác định và áp dụng hệ số rủi ro đối với từng loại tài sản của ngân hàng (bao gồm cả các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản và cho vay thế chấp nhà).

Tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định: “Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thanh từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo”.

Ngân hàng nhà nước khẳng định, Thông tư 22/2023/TT-NHNN không sửa đổi, bổ sung nội dung này. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nhà và bảo đảm (thế chấp) chính nhà hình thành trong tương lai này áp dụng hệ số rủi ro từ 30% - 120% phụ thuộc vào tỷ lệ bảo đảm (LTV) được tính bằng tỷ lệ số dư khoản cho vay so với giá trị của tài sản bảo đảm, trường hợp không có thông tin về tỷ lệ LTV hệ số rủi ro 150%.

Tại Khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định: “Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà ở đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; b) Nhà đã hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà; c) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo; d) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không hạn chế tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN quy định: “1. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 như sau: “11. Khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm: a) Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau: i) Nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay; ii) Nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà; iii) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở; iv) Nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các điểm a(i), a(iii), a(iv) khoản này”.

Đối với khoản cho vay thế chấp nhà sẽ bao gồm: Khoản cho vay thế chấp nhà để mua nhà ở đáp ứng các điều kiện theo quy định trong đó có điều kiện phải hoàn thành để bàn giao và khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ. Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản vay thế chấp nhà sẽ tùy thuộc vào từng loại từ 20% - 100% phụ thuộc vào tỷ lệ LTV và Tỷ lệ thu nhập (DSC). Đối với khoản cho vay mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ, không phải đáp ứng điều kiện nhà đã hoàn thành để bàn giao và có hệ số rủi ro thấp hơn so với các khoản cho vay thế chấp nhà ở khác chỉ ở mức 20% - 50%, nhằm thực hiện chủ trương khuyến khích nhà ở xã hội của Chính phủ.

Điều kiện nhà đã hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà chỉ áp dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà (được áp dụng mức hệ số rủi ro thấp hơn so với các khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản khác). Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, mua nhà ở hình thành trong tương lai thế chấp chính nhà ở hình thành trong tương lai này sẽ thuộc trường hợp khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 41 và áp dụng hệ số rủi ro tương ứng theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư 41.

“Như vậy, quy định này không hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai, không trái với các quy định hiện hành (Luật dân sự, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư 2020, Luật các tổ chức tín dụng 2024)”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-NHNN.

Trong đó, HoREA bày tỏ lo ngại sâu sắc về quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà “đã được hoàn thành để bàn giao” (tức là nhà ở có sẵn - theo HoREA).

HoREA cho rằng, điều này đồng nghĩa Thông tư số 22/2023/TT-NHNN không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cá nhân vay để mua nhà ở thương mại chưa được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Hiệp hội này cho rằng, nếu không sửa đổi ngay quy định trên thì khi Thông tư số 22 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024 có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, sẽ tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025