Nestlé Việt Nam: Chung tay phát triển bền vững ngành cà phê Việt
Gắn kết với nông dân
Giai đoạn 2010-2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của năng suất cà phê đạt 2%/năm. Trong đó, cà phê Robusta tái canh có thể đạt 4,5-6 tấn/ha, có những vườn tới 8 tấn/ha. Cùng sự tăng trưởng này, Việt Nam xuất khẩu cà phê tới gần 100 quốc gia trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 3,24 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (ngoài cùng bên trái) thăm quan dây chuyền Nescafé Dolce Gusto chính thức đưa vào hoạt động tháng 7 năm 2018 |
Tuy ghi tên tại nhiều quốc gia, cà phê chế biến Việt Nam chưa thực sự phát triển, thay vào đó sản phẩm thô vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vì vậy, để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng, việc trang bị dây chuyền, nhà máy chế biến là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp theo đuổi lĩnh vực này phát triển bền vững.
Đặt chân vào Việt Nam từ năm 1995, Nestlé được đánh giá là công ty tạo dấu ấn lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Nestlé còn thể hiện tầm nhìn xa khi triển khai dự án phát triển cà phê bền vững Nescafé Plan từ năm 2011.
Theo đó, tại khu vực trồng cà phê trọng điểm như Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, đội ngũ chuyên gia nông nghiệp của Nestlé Việt Nam triển khai hỗ trợ nông dân thông qua mô hình tái canh tái canh cà phê - Chương trình Hợp tác Công tư giữa Nestlé, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu và các cơ quan khuyến nông địa phương tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục đích hoàn thiện liên kết chuỗi giá trị cà phê từ vườn nông dân đến người tiêu dùng, được thực hiện từ năm 2011 cho đến nay.
Tính đến hết tháng 8/2018, tổng số cây Nestlé hỗ trợ cho bà con nông dân trong chương trình tái canh lên đến trên 27 triệu cây. Bên cạnh đó, Nestlé còn hỗ trợ nông dân tiếp cận với bộ tiêu chuẩn quốc tế 4C, giúp người nông dân cải tiến chất lượng nông sản trong khi giảm chi phí đầu vào, có thói quen thực hành nông nghiệp tốt giảm thiểu tác động đến môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, giúp người nông dân cải thiện năng lực sản xuất, lên kế hoạch và năng lực đàm phán.
Nestlé cũng đã thành lập hơn 274 nhóm nông dân, hỗ trợ 274 trưởng nhóm thực hiện thăm viếng, trao đổi, tư vấn… là tiền đề cho các tổ chức tự vững sau này. Các khóa đào tạo được tổ chức cho trưởng nhóm nông dân hằng năm, cùng gần 1.000 khóa chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức ngay tại thực địa, giúp người nông dân nâng cao kiến thức trong thực hành nông nghiệp, với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp và chuyên gia đến từ các Sở Nông nghiệp tỉnh/Viện nông nghiệp Tây Nguyên WASI/Trung tâm khuyến nông, thu hút trên 200.000 nông dân tham dự. Tổng diện tích cà phê tham gia vào chương trình là 34.000 ha.
Sau nhiều năm triển khai, lợi ích kinh tế - xã hội mà chương trình thu được là giúp tiết kiệm 40% lượng nước dùng trong sản xuất, giảm 20% lượng hóa chất tiêu thụ và năng suất cafe tăng 30%; thông qua việc cải thiện năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, với thị trường thu mua vận hành theo cơ chế thị trường, người nông dân bán được cà phê với giá tốt hơn, nguồn cung ổn định hơn; đưa ra mô hình xen canh hợp lý (số lượng cây trồng xen không quá 30% diện tích cà phê) giúp tăng 30% lên đến 100% và ổn định vùng sản xuất.
Từ tháng 9 năm 2018, tập đoàn Nestlé đã khẳng định mạnh mẽ hơn triết lý Nescafé kinh doanh tăng trưởng gắn liền với sự tôn trọng nông dân, các cộng đồng trồng cây cà phê, và hành tinh thông qua việc giới thiệu Chương trình “Grown Respectfully” – “Gắn kết với nông dân”.
Đưa cà phê Việt gia nhập thế giới
Bên cạnh sản lượng xuất khẩu, cà phê nội địa đang trên đà tăng khá nhanh - chiếm 8% tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Cùng với đó, khẩu vị người Việt dần thích nghi với cà phê phương Tây. Vì vậy, bắt kịp xu hướng sẽ giúp những hãng cà phê trong nước tạo ra cú hích lớn, khẳng định vị trí trong thị trường nội địa.
Nắm bắt cơ chế tất yếu của thị trường, Nestlé đưa sản phẩm viên nén cà phê Nescafé Dolce Gusto vào thị trường Việt Nam qua con đường nhập khẩu tháng 10/2015. Sản phẩm ra mắt nhắm tới người tiêu dùng trẻ tuổi và thành đạt. Sau 3 năm được đón nhận tích cực, hãng tiếp tục thực hiện bước tiến mới khi nhập dây chuyền sản xuất làm ra viên nén hoàn toàn bằng nguyên liệu Việt Nam.
Cán bộ hỗ trợ nông nghiệp của NESCAFÉ Plan hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác và thu hoạch cà phê bền vững |
Năm 2018, dây chuyền sản xuất viên nén Nescafé Dolce Gusto được nhập khẩu từ Anh Quốc với công suất ban đầu khoảng 2.500 tấn cà phê/năm (tương đương 130 triệu viên). “Hiện nay, dây chuyền sẽ sản xuất viên nén các loại như americano, expresso intenso, flat white, cà phê sữa aulait. Đây là những loại được người dùng Việt Nam và quốc tế ưa chuộng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các loại cà phê mới từ nguyên liệu cà phê Việt, đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng” - đại diện Nestlé cho biết.
Với quy mô 6 nhà máy tại Việt Nam, có tổng vốn đầu tư hơn 530 triệu USD, chiến lược này thể hiện tham vọng đưa cà phê Việt ra thế giới. Đồng thời, dây chuyền sản xuất còn giúp Nestlé từng bước hoàn thiện hệ thống phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững từ canh tác, sản xuất, chế biến tới xuất khẩu. Điều này cũng được thể hiện ở mục tiêu xuất khẩu 90% sản lượng Nescafé Dolce Gusto ra 13 thị trường quốc tế. Trong đó, thị trường trọng điểm tập đoàn hướng đến là Trung Quốc, Australia, New Zealand…
Với mức thu nhập người dân ngày càng tăng, cùng nhịp sống trẻ, năng động và xu hướng toàn cầu hóa, Nescafé Dolce Gusto sản xuất từ nguyên liệu nội địa sẽ tạo nên điểm nhấn nổi bật trong bức tranh thị trường ngành cà phê Việt.
8 năm qua, các chuyên gia của Nestlé Việt Nam đã sát cánh cùng nông dân trong hoạt động tái canh cây cà phê, cung cấp 27 triệu cây giống năng suất, kháng bệnh. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo về canh tác bền vững cho 200.000 lượt nông dân, giúp giảm 40% nước tưới, 20% phân bón hóa học và tăng 30% thu nhập. |