Thứ tư 13/11/2024 13:57

Nền kinh tế hồi phục tích cực

Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III/2015 do Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế (VEPR) thực hiện vừa mới công bố cho thấy: Diễn biến tình hình kinh tế nói chung đang có chuyển biến tích cực.
Ảnh minh họa

Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế quý III/2015 đạt mức 6,81%, cao nhất trong các quý III kể từ năm 2011 trở lại đây. Tính chung 3 quý đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5% so với cùng kỳ 2014.

Động lực cho tăng trưởng nêu trên có sự đóng góp lớn từ khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng (tăng 9,69%). Các chỉ tiêu phản ánh rõ nét xu hướng hồi phục của nền kinh tế, trong đó chỉ số PMI (đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua...) liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm (trừ tháng 9). Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% so cùng kỳ, trong khi mức tăng cùng kỳ của năm 2014 chỉ đạt 6,7%. Khu vực sản xuất công nghiệp đã tuyển dụng tăng 7,1% lao động, cao hơn nhiều mức 4,2% của năm 2013 và 2014.

Trong 3 quý đầu năm 2015, tổng tăng trưởng tín dụng đạt 10,78%. Dự kiến cả năm 2015 có thể đạt 17%. Con số này cho thấy tổng cầu nền kinh tế đang hồi phục mạnh.

Phân tích của VEPR cũng chỉ rõ: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 quý đầu năm 2015 tăng chậm, thậm chí giảm tuyệt đối trong tháng 9, trong khi theo chu kỳ hàng năm, tháng 9 là thời điểm mặt bằng giá phải chịu nhiều áp lực tăng ở nhóm mặt hàng giáo dục do bắt đầu năm học mới. Hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực vốn đóng góp xấp xỉ 17% trong rổ hàng hóa CPI cũng giảm giá. Thị trường xuất khẩu gạo khó khăn do dư cung trên phạm vị toàn cầu, việc mở bán kho gạo dự trữ của Thái Lan cũng đã tác động dẫn đến giá lương thực trong tháng 9 giảm 2,23% so với đầu năm.

VEPR nhận định: Xu hướng lạm phát sẽ diễn biến ở mức thấp trong quý IV/2015 và quý I/2016 dù mặt bằng giá cả có thể chịu áp lực vào thời điểm Tết Nguyên đán Bính Thân. Mặc dù vậy, các chuyên gia VEPR cũng đưa ra khuyến nghị: Tốc độ tăng cung tiền hiện nay đang vượt xa so với GDP danh nghĩa, có thể tạo ra rủi ro cho mặt bằng giá cả trong năm 2016. Chính sách tiền tệ được nới lỏng dường như quá mức cùng mức tỷ giá còn kém cạnh tranh đang tích lũy những rủi ro, gây bất ổn về giá cả trong năm 2016.

VEPR thử nghiệm tính toán Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic Performance Index) tổng hợp dựa trên số liệu về sản lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, vận tải đường sắt, tăng trưởng tín dụng… và khẳng định: Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có sự phục hồi tích cực.

Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA

Đà Nẵng: Khuyến mại kích cầu mua sắm cuối năm 2024

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Trà Vinh: 300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile