Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh

Trong những trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh, phát triển năng lượng thông minh đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng đến một đô thị thông minh hơn, sạch hơn, xanh hơn, bền vững hơn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta sử dụng năng lượng tại các đô thị.
Phát triển đô thị thông minh: Nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Nhiệm vụ quan trọng

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề Năng lượng thông minh trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020, ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay, trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, phát triển đô thị thông minh là một hướng đi đúng đắn cho các đô thị trở nên bền bững hơn xoay quanh các trụ cột quan trọng như quản trị thông minh, năng lượng thông minh, giao thông thông minh, kinh tế thông minh, con người thông minh... Trong những trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh, phát triển năng lượng thông minh đóng vai trò hết sức quan trọng.

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu tại hội thảo

“Chúng ta đều biết, các đô thị tiêu thụ 70% năng lượng toàn cầu và đồng thời cũng là tác nhân của 70% khí thải gây ô nhiễm tại các đô thị. Bởi vậy, việc hướng đến một đô thị thông minh hơn, sạch hơn, xanh hơn, bền vững hơn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta sử dụng năng lượng tại các đô thị” - ông Lục nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, để hướng đến phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2030-2045, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những quan điểm quan trọng được đề cập trong Nghị quyết 55 đó là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.

"Theo định hướng, chỉ đạo của Bộ Chính trị nêu trên, Việt Nam đang thực hiện phát triển ngành năng lượng phải gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, và phát triển bền vững, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển năng lượng thông minh tại các đô thị. Đây là mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới" - ông Lục cho biết thêm.

Cũng phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ, sử dụng năng lượng tiết kiệm, phát triển đô thị thông minh có vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước ta cũng như các nước ASEAN. Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê của Bộ Xây dựng có 833 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 20 đô thị loại 1, phần còn lại là đô thị loại 3 và loại 4.

Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030 thì có khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ sống ở các đô thị. Vấn đề rất lớn đặt ra, quá trình đô thị hóa là quá trình quan trọng để phát triển và ở hầu hết các nước, các nền kinh tế và khi đã trở thành quá trình tất yếu, thì nó sẽ kèm theo thay đổi toàn bộ cơ cấu nền kinh tế, thay đổi phong cách sống, tiêu chuẩn sống của người dân các nước. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro, hệ lụy như mật độ dân số quá cao, tắc đường, ô nhiễm không khí, hạ tầng xã hội...

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nhu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là vấn đề sống còn

Do đó, chúng ta cần tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên, để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tiến hành đô thị hóa thành công, hướng đến tiêu chuẩn sống cao hơn cho người dân mà không gặp phải những hệ lụy, trong khi nó luôn đặt ra trong quá trình phát triển mà các quốc gia.

Nghị quyết 55-NQ/TW đã nhấn mạnh yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là quốc sách. Trên thực tế, quá trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở Việt Nam đã thực hiện được 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay ngoài việc làm thế nào để cung cấp đủ năng lượng cho các đô thị, chúng ta đặt ra thêm một nhu cầu nữa là sử dụng năng lượng thông minh.

"Tôi cho đây là một quá trình thay đổi về chất trong quá trình sử dụng năng lượng. Ngoài tiết kiệm hiệu quả, kiểm soát cung cầu tốt còn phải sử dụng năng lượng thông minh trên con đường hướng đến các đô thị thông minh" - Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhận định.

Đầu tư năng lượng thông minh - lợi ích lâu dài

Đánh giá về vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đối với phát triển đô thị thông minh, ông An cho rằng, đối với Việt Nam và khu vực ASEAN nhu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sống còn. Theo báo cáo của Tổ chức Năng lượng thế giới, ASEAN hiện còn đang xuất khẩu một số năng lượng sơ cấp, nhưng sẽ rất nhanh ASEAN sẽ trở thành một khối nhập dòng về nguồn năng lượng này. Nhu cầu đáp ứng năng lượng là nhu cầu sống còn trong thời kỳ hiện đại hóa các nền kinh tế. Với các nước nhập khẩu dòng năng lượng thì rõ ràng sử dụng năng lượng hiệu quả là nhu cầu tự thân.

Năng lượng thông minh: Trụ cột chính của phát triển đô thị thông minh
Hội thảo chuyên đề Năng lượng thông minh trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị

Bên cạnh đó, tại hội thảo, các chuyên gia cũng đặt ra những băn khoăn, làm thế nào để giải đáp bài toán năng lượng trong các đô thị trên con đường phát triển của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Đồng thời, làm sao chúng ta có thể sử dụng năng lượng thông minh một cách thực sự, nhằm giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế?

Ngoài ra, đánh giá về tác động của việc sử dụng hiệu quả năng lượng xanh tại các khu đô thị, khu kinh tế, ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác điện và năng lượng, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thông tin, hiện nay, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị tại Việt Nam đã hướng đến sử dụng năng lượng sạch, xanh với công nghệ tân tiến, hiện đại. Việc đầu tư phát triển năng lượng thông minh ban đầu sẽ tốn kém, nhưng sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Cụ thể, các khu công nghiệp có môi trường năng lượng thông minh sẽ giúp gia tăng sự cạnh tranh, thu hút sự đầu tư nhiều hơn. Đồng thời giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thông qua năng lượng tái tạo, giúp nâng cao GDP, nâng cao môi trường kinh doanh, và đáp ứng nhu cầu cao hơn của các tầng lớp trung lưu.

Trình bày về giải pháp sử dụng lưới điện thông minh trong các khu đô thị thông minh, ông Đỗ Nguyên Hưng - Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban năng lượng Việt Nam - Campuchia - Myanma cho hay, bài toán trước mắt cần phải giải quyết cho lưới điện thông minh là phân loại cung và cầu, thông qua chuyển đổi số, số hóa phát triển vận hành lưới điện. Tuy nhiên, vận hành lưới điện thông minh phải có các thiết bị thông minh đi kèm. Xu hướng phát triển sắp tới của những phần mềm quản lý sẽ nằm trên điện toán đám mây, lúc đó chúng ta sẽ ủy quyền cho các nhà chuyên môn, đơn vị tư vấn giúp giải quyết bài toán quản lý.

Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, dư địa tiết kiệm năng lượng còn rất lớn. Sử dụng năng lượng thông minh chắc chắn sẽ đóng góp vào quá trình phát triển bền vững và thông minh của các đô thị nói riêng và của các quốc gia trong khu vực ASEAN nói chung.
Đỗ Nga -Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.

Tin cùng chuyên mục

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động