Thứ năm 14/11/2024 08:31
Viện Năng lượng

Nâng hàm lượng khoa học vào thực tiễn hoạt động của ngành

Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với nhu cầu  tăng của sản lượng sơ cấp đạt khoảng 7,5%/năm, cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng cũng tăng nhanh chóng, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần tiếp cận theo cơ chế thị trường. Có được thành tựu đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các đơn vị nghiên cứu khoa học, trong đó có Viện Năng lượng.

Ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, quá trình phát triển đòi hỏi phải có tính cân đối thống nhất, bền vững và hiệu quả cao hơn. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu phát triển xanh, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng tái tạo được đặt ra như một tiêu chí thời đại.

Để đáp ứng đươc xu thế phát triển đó, những năm qua, với vai trò là tổ chức nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ (KHCN), thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược, chính sách, quy hoạch, dịch vụ KHCN ngành năng lượng, Viện Năng lượng đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ đề án lớn của nhà nước, Bộ Công Thương và các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt hàng, góp phần phát triển ngành năng lượng cũng như thị trường KHCN ở Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng - Viện trưởng Viện Năng lượng - cho biết: những năm gần đây, kết quả hoạt động nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ, đào tạo và hợp tác KHCN của viện liên tục tăng trưởng cao. Tổng sản lượng bình quân đạt 120-130 tỷ đồng/năm; trong đó các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược, chính sách và quy hoạch năng lượng, điện lực chiếm từ 20-25%, tư vấn và dịch vụ đạt 65-70%, còn lại là nghiên cứu KHCN từ vốn ngân sách chỉ chiếm từ 10 - 12%. Nhiều đề tài đã có tính thực tiễn cao, đem lại hiệu quả to lớn trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường.

Nhiều sản phẩm từ các đề tài khoa học đã đem lại hiệu quả cao trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường

Bình quân hàng năm, viện thực hiện từ 1 - 2 đề tài cấp nhà nước, 8 - 10 đề tài KHCN cấp bộ, 2 - 3 đề tài thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, 2 - 3 dịch vụ nghiên cứu ứng dụng như: nghiên cứu mô hình thủy lực, nghiên cứu đấu nối các nguồn điện vào lưới, lập kế hoạch đầu tư lưới điện truyền tải các giai đoạn, các giải pháp cấp bách bảo đảm cung cấp điện cho TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sau 5 năm nghiên cứu và triển khai ứng dụng thử nghiệm đề tài “Thiết kế, xây dựng công trình khí sinh học hình ống và quy mô trung bình”, mô hình đã chứng minh tính ưu việt của công nghệ khí sinh học quy mô trung bình như kết cấu bền vững, hoạt động hiệu quả, giá thành đầu tư phù hợp. Công trình do các nhà khoa học Viện Năng lượng và một số nhà khoa học khác thực hiện đã đạt giải 3 giải thưởng của Quỹ sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam 2013 (VIFOTECH). Nhiều nghiên cứu của viện đã góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân tại các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa như: các mẫu bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu đã được áp dụng ở Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình... hay ứng dụng lắp đặt pin mặt trời phục vụ bà con các dân tộc miền núi: Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng… Trong đó, thành công của đề tài ứng dụng pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương và trụ sở Viện Năng lượng quy mô 5 kW đã mở ra hướng mới trong nghiên cứu ứng dụng pin mặt trời cho quy mô nối lưới áp dụng cho các tòa nhà cao tầng, khách sạn hay quy mô cụm dân cư…

Mặc dù cơ sở vật chất phòng Lab còn hạn chế, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học còn mỏng, nhưng với số lượng đề tài trung bình mỗi năm Viện Năng lượng thực hiện từ 80 - 112 đề tài đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần vào định hướng phát triển, quản lý vận hành sản xuất và kinh doanh của ngành năng lượng Việt Nam nói riêng cũng như góp phần vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của đất nước nói chung.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Viện Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Công ty viễn thông Bitel

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Báo Công Thương

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'