Thứ ba 26/11/2024 04:18

Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ

Nhằm mục đích trang bị cho nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ và đại diện các hiệp hội nữ doanh nhân vừa và nhỏ Việt Nam các kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, từ ngày 21 - 22/12, nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Bộ Công Thương phối hợp với Hàn Quốc và các thành viên ASEAN tổ chức “Hội thảo ASEAN về nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ”.

Hội thảo cũng là chia sẻ kinh nghiệm và kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) do phụ nữ làm chủ, đại diện các hiệp hội DNVVN và Tổ chức hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế. Đồng thời, hội thảo đưa ra các khuyến nghị cho ASEAN nhằm xây dựng các chính sách, sáng kiến thúc đẩy năng lực xuất khẩu của các DNVVN do phụ nữ làm chủ để tham gia vào chuỗi dịch vụ toàn cầu.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cho thấy, DNVVN đại diện cho từ 97% - 99% DN và từ 60% - 80% tổng số việc làm tại ASEAN. Số liệu này cho thấy tầm quan trọng của các DNVVN với tư cách là các tác nhân kinh tế của 10 nền kinh tế ASEAN đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Dù vậy, không giống như các tập đoàn, công ty lớn, DNVVN thường phải đối mặt với những hạn chế về tài chính, chẳng hạn như khả năng tiếp cận vốn, đầu tư và nguồn lực. Do đó, hai năm vừa qua, khi cả thế giới đối đầu với các làn sóng dịch bệnh, nhiều DNVVN trong ASEAN và trên toàn thế giới đã phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trong khi đó, theo nghiên cứu về DNVVN Việt Nam và ASEAN trong bối cảnh đại dịch của Covid-19 của ERIA, các DNVVN do phụ nữ làm chủ là chìa khoá để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn diện trên toàn ASEAN do đây là một cơ hội lớn và chưa được khai thác. Phụ nữ ASEAN cần được tiếp cận với các kỹ năng, được đào tạo và nâng cao năng lực để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nhân nữ đang tăng đều trong ASEAN, với hơn 60 triệu phụ nữ trên khắp ASEAN đang điều hành các DN, phần lớn trong số đó là các DNVVN. Tuy nhiên, đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó đang đe doạ phát triển này.

Ông Hồ Quang Trung - Giám đốc Ban phát triển ngành, Ban Thư ký ASEAN cho biết, hiện nay, phần lớn các DN do phụ nữ làm chủ tại ASEAN vẫn còn tập trung tại các lĩnh vực có giá trị thấp, kỹ năng chưa cao, kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các lĩnh vực phi chính thức.

Tuy vậy, thời kỳ hậu đại dịch cũng có thể mở ra nhiều cơ hội đối với các nữ doanh nhân. Theo đó, sự phát triển của thương mại điện tử và logistics số sẽ giúp các nữ doanh nhân khởi nghiệp ngay chính tại ngôi nhà của mình và có thể dễ dàng xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Bên cạnh đó, trong năm 2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực cũng sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên. Điều này cũng là một cơ hội lớn đối với các DN do phụ nữ làm chủ.

Một cơ hội khác đối với các DNVVN chính là sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng hàng hoá. Đại dịch đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng: từ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ sang tiêu thụ mạnh các sản phẩm chế tạo cũng như các sản phẩm tốt cho sức khoẻ. Đây là cơ hội để các nữ DN thay đổi mô hình kinh doanh và phát triển mạnh mẽ.

Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Mai Thị Thuỳ - Chủ tịch Hiệp hội Nữ DNVVN Hà Nội (HAWA SME) cho biết, Chính phủ các nước ASEAN cần phải xây dựng các chính sách để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN do phụ nữ làm chủ.

Theo ông Hồ Quang Trung, cần phải khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế số bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các DNVVN, tăng cường nâng cao năng lực kỹ thuật số và khuyến khích sử dụng các công cụ công nghệ thông tin cho các DN này. Bên cạnh đó, cũng cần phải tạo ra các chính sách hỗ trợ các DNVVN tiếp cận các công cụ tài chính. Các chính sách này có thể bao gồm phát triển các phương thức bảo lãnh tín dụng để các doanh nghiệp thực hiện vay vốn dễ dàng, giảm thiểu các rào cản đối với tín dụng và các phương thức tiếp cận tài chính đối với các DNVVN, thúc đẩy sử dụng các kênh tài chính khác nhau như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng,...

Các quốc gia ASEAN có thể xây dựng các chính sách để các DNVVN do phụ nữ làm chủ dễ dàng tiếp cận với các thị trường nước ngoài hơn. Trong đó, các quốc gia cần phải thúc đẩy hài hòa quy định và áp dụng các quy tắc xuất xứ linh hoạt hơn, thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực giữa các DNVVN do phụ nữ làm chủ,...

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1