Chủ nhật 22/12/2024 15:10

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Trong mức tăng 0,55% của chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2024 so với tháng trước của Nam Định, có 7 nhóm hàng tăng giá.

Cục Thống kê tỉnh Nam Định nhận định, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 3,62% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,55% của CPI tháng 10/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng tăng giá; 1 nhóm hàng giảm giá và 3 nhóm giá ổn định.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của Nam Định tăng 0,55%. Ảnh: Cục TKNĐ

Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPI tăng 1,47% so với tháng trước, trong đó: Lương thực tăng 1,86%; thực phẩm tăng 1,85%; ăn, uống ngoài gia đình tăng 0,07%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,06% tập trung ở các mặt hàng dịch vụ về hỉ tăng 9,16% do nhu cầu tăng; đồ trang sức tăng 3,42%; dịch vụ về hiếu tăng 0,47%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,34%.

Nhóm giao thông tăng 0,53% do giá xăng, dầu trong nước điều chỉnh tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% do chi phí nhân công và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng đồ dùng trong gia đình tăng. Trong đó, giá máy giặt tăng 0,39%; ổn áp điện tăng 0,64%; quạt điện tăng 0,25%; đồng hồ treo tường, để bàn và gương tăng 0,57%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0,22%; hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 0,63%; dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 0,59%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12% chủ yếu ở một số mặt hàng: Sách các loại tăng 1,47%; chụp, in tráng ảnh tăng 1,10%; đồ chơi trẻ em tăng 0,37%; hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,15%. Ở chiều ngược lại, giá vé thuê chỗ chơi thể thao giảm 0,34%.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,09% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm tăng khi thời tiết chuyển mùa. Trong đó, vải tăng 1,29%; găng tay, thắt lưng tăng 0,69%; giầy, dép tăng 0,10%; dịch vụ may mặc tăng 0,75%.

Nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%, nguyên nhân giá sửa chữa điện thoại tăng 0,56% do chí phí nhân công tăng.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,33% nguyên nhân giá điện sinh hoạt giảm 2,76% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi thời tiết mát mẻ.

Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá vàng tăng 19,47% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,02%. Trong 11 nhóm hàng hóa có 9 nhóm tăng, trong đó nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhiều nhất 10,06%; hai nhóm giảm là nhóm bưu chính viễn thông (giảm 0,42%) và nhóm giao thông giảm (0,05%).

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng