Thứ tư 27/11/2024 07:29

Mối nguy hại nào cho người tiêu dùng khi đường lậu tràn ra thị trường?

Lực lượng Quản lý thị trường liên tục phát hiện và bắt giữ hàng trăm tấn đường nhập lậu không rõ nguồn gốc, chất lượng cảnh báo đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đường lậu tiếp tục “tràn” mạnh vào thị trườngnhững ngày gần Tết, câu hỏi nhức nhối đặt ra là những hiểm hoạ khôn lường nào về sức khoẻ đang đe doạ người tiêu dùng.

Hành trình muôn ngả “bẩn” từ sản xuất đến đóng gói, bảo quản của đường nhập lậu

Dọc theo các tỉnh biên giới giáp với Lào, Campuchia như: Quảng Trị, An Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Tháp, Kiên Giang,… hàng trăm ngàn tấn đường lậu chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, thông qua Lào và Campuchia rồi được các đối tượng buôn lậu “phù phép” tinh vi ngay tại các cơ sở không đạt tiêu chuẩn ở bên kia biên giới, sau đó tuồn vào sâu trong nội địa tiêu thụ mà không qua kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo GAIN của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng xuất khẩu đường trắng và đường tinh luyện từ Thái Lan sang Campuchia và Lào trong niên vụ 2021/22 là 1.087.895 tấn, chiếm 34% trở thành thị trường xuất khẩu đường trắng và đường luyện lớn nhất của Thái Lan, và đích đến cuối cùng của lượng đường khổng lồ này chính là nhập lậu vào Việt Nam.

*Nguồn: Thống kê sản lượng đường xuất khẩu từ Thái Lan sang Campuchia và Lào - Tổng hợp báo cáo tổng quan ngành đường 2023.

Lực lượng QLTT Tây Ninh phát hiện, thu giữ 6.400 kg đường cát trắng nhập lậu tại thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vào tháng ngày 20/12/2023.

Đường nhập lậu sau khi vào Việt Nam thường được phối trộn, thậm chí là “nhuộm” màu để phù hợp với thị hiếu trong nước và giảm giá thành, sau đó sang chiết vào cây 12 kg (bao xá); hoặc được đóng gói trong các bao bì bắt mắt rồi tung ra thị trường, ở cả chợ truyền thống cho đến “chợ online”. Không chỉ vậy, đường lậu chủ yếu lưu kho tại các kho chứa không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không có hệ thống bảo quản đủ tiêu chuẩn, không có hóa đơn, chứng từ.

“Muôn kiểu” đường lậu tràn ra chợ

Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển, sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Chưa kể, các thương lái buôn đường lậu còn trộn lẫn các loại đường khác nhau, kể cả đường hết hạn sử dụng; sử dụng phẩm màu công nghiệp để “nhuộm” đường nhằm trục lợi trên giá thành. Nên dù có được “nguỵ trang” trong các bao bì bắt mắt, đường lậu vẫn chứa rất nhiều mối nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Chung tay ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường

Để đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm đường của mình và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất đường uy tín trong nước phải bỏ ra nhiều chi phí cho quá trình sản xuất, từ các tiêu chuẩn về hóa lý, màu sắc, đến bao bì, nhãn hiệu,... Trong khi đó, đường lậu kém chất lượng dưới sự tiếp tay của các thương lái ham lợi ích vẫn được tuồn ra thị trường và ngang nhiên bày bán tại các điểm bán, khiến người tiêu dùng dù có cảnh giác cũng không tránh khỏi lúng túng, mua nhầm.

Chỉ trong vòng từ tháng 12/2023 đến nay, lực lượng Quản lý Thị trường (QLTT) các tỉnh trên cả nước đã liên tục bắt giữ, tịch thu hàng chục tấn đường cát nhập lậu vào nội địa. Chỉ tính riêng trong 15 ngày gần đây, lực lượng QLTT Quảng Bình đã phát hiện và thu giữ 7,5 tấn đường nhập lậu. Hay ngày 23/12/2023 vừa qua, lực lượng QLTT Long An đã phát hiện, bắt giữ phương tiện vận chuyển 2 tấn đường cát nhập lậu. Càng về gần Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu đường cát càng “nóng” và phức tạp hơn, cả về số lượng, quy mô và thủ đoạn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh thông tin, từ nay đến Tết Giáp Thìn sẽ tổng kiểm tra tại các khu vực, kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt…. Ngoài ra, sẽ phối hợp với lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra các địa bàn tập trung đông dân cư, có sức tiêu thụ hàng hóa cao như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng qua đó ngăn chặn tình trạng buôn lậu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Với nhu cầu sử dụng hàng ngày trong các bếp ăn của mỗi gia đình Việt, và còn là nguyên liệu quan trọng, sử dụng với lượng lớn mỗi ngày tại các công ty bánh kẹo, thực phẩm, các quán ăn, bếp ăn công nghiệp,… thiết nghĩ, nếu sử dụng các loại đường nhập lậu trôi nổi, không rõ xuất xứ, đường pha trộn, đường dính tạp chất… thì về lâu dài sẽ rất nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng và sức khoẻ của cả cộng đồng.

“Đứng về góc độ chuyên môn, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất người tiêu dùng nên mua đường thành phẩm đã được đóng gói, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, Bác sĩ Võ Văn Khiêm, Trưởng phòng Y tế quận Cái Răng khuyến cáo.

Đáng nói, không chỉ gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ người dân, các hành vi buôn lậu đường cát và các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại nói chung còn gây tổn thất nặng nề đến doanh thu của doanh nghiệp, thất thu ngân sách nhà nước, hình thành môi trường kinh doanh không lành mạnh, cạnh tranh không sòng phẳng ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trong nước.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh