Thứ tư 13/11/2024 16:23

Mới giải ngân được hơn 10% vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Năm 2019, Quốc hội giao giải ngân 60.000 tỷ đồng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài nhưng đến cuối tháng 8/2019, cả nước mới “bơm” ra được 6.480 tỷ đồng, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn được giao. Giải ngân vốn ODA vẫn rất ì ạch.

Giải ngân vẫn ì ạch

Tình hình giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài nói riêng trong một số năm gần đây và năm 2019 là rất chậm.

Nhiều dự án giao thông hiện nay còn chậm tiến độ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau 8 tháng, ước giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước là 6.286 tỷ đồng, đạt 37,92% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 41,39% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Đối với nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài mới giải ngân được 6.480 tỷ đồng, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn do Quốc hội giao và 15,7% kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Riêng 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 3,4% kế hoạch được giao.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá: Tiến độ giải ngân các năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt. Nếu như năm 2016, tỷ lệ giải ngân còn đạt trên 90% thì đến năm 2018 giảm xuống chỉ đạt khoảng 56% so với dự toán được Quốc hội giao.

Tính tổng giai đoạn 2016-2018, vốn đầu tư công Quốc hội giao là 184.033 tỷ đồng, trong đó Chính phủ đã giao 175.118 tỷ đồng. Nhưng tổng vốn đã thực hiện mới đạt 137.176 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 74,53% so với dự toán được Quốc hội giao.

Trong khi đó, hoạt động chi thường xuyên từ nguồn vốn nước ngoài cũng trì trệ, 8 tháng qua chỉ chi 862 tỷ đồng, bằng 8,5% dự toán Quốc hội phê duyệt. Trong đó có 35 bộ ngành, địa phương từ đầu năm 2019 đến nay chưa có giải ngân; các bộ ngành, địa phương khác cũng có tỷ lệ giải ngân rất thấp, chỉ vài phần trăm, như: Bộ Y tế (4,8%), tỉnh Quảng Ninh (0,5%), Quảng Nam (2,3%), Hưng Yên (8,3%)…

Nguyên nhân của việc giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi chậm, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, chủ yếu do vướng mắc trong giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chậm, thiếu so với nhu cầu; phân bổ vốn chưa sát với thực tế; điều chỉnh kế hoạch chậm, thủ tục kéo dài; tính sẵn sàng của các dự án đầu tư thấp, hoàn thành thủ tục đầu tư chậm, vướng mắc trong giải phóng mặt, bố trí vốn đối ứng. Đặc biệt, nhiều nơi chậm trễ trong việc hoàn thành các thủ tục về hồ sơ giải ngân thanh toán cũng như ghi thu, ghi chi.

Đơn cử như Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù vốn ODA đã cầm về, nhưng mới chỉ giải ngân đạt 25% kế hoạch. “Thiếu vốn đối ứng nên nhiều dự án làm được một vài tháng lại nằm chờ vốn” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Đề nghị giải ngân theo tiến độ thực hiện và cấp vốn

Tại Hội nghị trực tuyến “Tiếp tục thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019” diễn ra mới đây, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã khuyến cáo các bộ ngành, địa phương cần rút kinh nghiệm, nghiên cứu lại vốn đối ứng vì lúc lập, xem xét dự án, đơn vị nào cũng cam kết hoàn thành, nhưng khi đi vào thực hiện thì bế tắc.

Để giúp các dự án có thể nhanh chóng triển khai theo đúng tiến độ trong khi cơ chế điều chỉnh kế hoạch vốn chưa được sửa đổi, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc rà soát và báo cáo ngay các cấp có thẩm quyền để thực hiện việc điều chuyển các nguồn vốn giữa các dự án cho phù hợp với nhu cầu giải ngân thực tế, đặc biệt là đối với các dự án điều chuyển, điều chỉnh nội bộ trong kế hoạch của các Bộ, ngành địa phương đã được bố trí nhưng không vượt kế hoạch.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tư khẩn trương phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Nghị định mới về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi; rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính bao gồm quy trình bổ sung kế hoạch vốn hàng năm, cơ chế điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn cũng như cơ chế hạch toán và chuyển nguồn đối với vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xem xét sớm có văn bản báo cáo lãnh đạo Chính phủ cho phép Hà Nội được áp dụng cơ chế giải ngân các dự án ODA của Thành phố theo tiến độ thực hiện và tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ nước ngoài.

Bởi thực tế, Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, năm 2019 kế hoạch giao 3.274 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối tháng 8 mới giao được 1.104 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch. Hay như Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đến nay mới giải ngân đạt 5% kế hoạch. Cụ thể, năm 2019 được giao 393 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 8 mới giải ngân 18,4 tỷ đồng.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?