Thứ ba 05/11/2024 23:17

Mốc 1 tỷ USD - Chân trời mơ ước

Không nhìn rộng ra toàn thế giới, chỉ “soi” trong khu vực ASEAN thôi, một doanh nghiệp có vốn hóa 1 tỷ USD (tương đương 22.400 tỷ đồng) trên thị trường chứng khoán cũng chỉ là “thường thường bậc trung”. Tuy nhiên, đối với “đội quân thuyền thúng” doanh nghiệp Việt Nam, 1 tỷ USD vốn hóa vẫn là “chân trời mơ ước”.
Ảnh minh họa

Nhìn vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Habeco là cái tên mới nhất gia nhập danh sách doanh nghiệp niêm yết vốn hóa tỷ đô. Cổ phiếu của Habeco tăng kịch trần trong cả 5 phiên đầu tiên giao dịch trên sàn và chốt ngày 3/11 tại mức 95.300 đồng/CP, tương ứng giá trị công ty hơn 22.000 tỷ đồng.

Việc có thêm Habeco đã đưa số doanh nghiệp đạt “mốc” vốn hóa trên 1 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam lên con số 13 - con số kỷ lục trong hơn 16 năm qua ví dụ: Vinamilk 9,2 tỷ USD, PV Gas 5,7 tỷ USD, Vingroup 5 tỷ USD, Vietcombank 5,6 tỷ USD, Vietinbank 2,8 tỷ USD, BIDV 2,5 tỷ USD, Masan Group 2,2 tỷ USD, Hòa Phát 1,5 tỷ USD, Baoviet Holdings 1,9 tỷ USD, Thế giới di động 1 tỷ USD..., trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân. Chắc chắn danh sách này sẽ còn mở rộng ra rất nhiều khi một loạt doanh nghiệp lớn của nền kinh tế như Sabeco, Vietnam Airlines... sẽ theo nhau lên sàn trong thời gian tới.

Vốn hóa trên sàn chứng khoán chỉ là 1 trong nhiều tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp, bên cạnh đó còn có các tiêu chí khác như doanh thu, lợi nhuận, tài sản...

Nếu “soi” theo tiêu chí doanh thu, theo thống kê sơ bộ, có khoảng 50 doanh nghiệp Việt chạm và vượt qua “mốc” doanh thu trên 1 tỷ USD. Đáng chú ý, có không ít doanh nghiệp tư nhân vượt qua “mốc” đó, chẳng hạn như FPT, Vingroup, Trường Hải - Thaco, Thế giới di động, Masan Group, Intimex Group, Hòa Phát, Doji... Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, tiêu chí lợi nhuận tỷ đô là cột mốc khó vươn tới với doanh nghiệp Việt. Hiện cả nước mới chỉ có 3 tập đoàn lớn đạt được là PVN, Viettel, Samsung Electronics Vietnam.

“Soi” một tiêu chí khác: Tài sản. Với các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ các lĩnh vực trọng yếu của đất nước thì tài sản tỷ đô chỉ là chuyện nhỏ. Còn với các doanh nghiệp tư nhân lại là chuyện lớn, hiện mới chỉ có một nhóm nhỏ chạm vào “mốc” đó như Hòa Phát, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Masan Group, Vingroup, Novaland, Him Lam Group…

Hy vọng trong tương lai gần, với tinh thần Chính phủ kiến tạo, quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, chúng ta sẽ “đóng mới” được nhiều “con tàu lớn” - doanh nghiệp tỷ đô - dẫn dắt “đội quân thuyền thúng” vươn ra biển lớn.

Trần Phương

Tin cùng chuyên mục

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng

Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Bảo hiểm PVI vào 'Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam'

Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam