Thứ hai 25/11/2024 12:55

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Tĩnh: Vững vàng trong từng "cuộc chiến"

Để làm tròn vai những nhiệm vụ “cứng” như chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng quản lý thị trường đã góp phần bình yên nơi tuyến đầu. Tuy nhiên, để làm tròn sứ mệnh bảo vệ người tiêu dùng, làm sạch môi trường kinh doanh, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) ở Hà Tĩnh đã, đang đối diện không ít khó khăn.

Góc nhìn của người trong cuộc

Gặp anh Nguyễn Thừa Đoàn, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh khi anh vừa được tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến của Tổng cục Quản lý thị trường giai đoạn 2016 – 2020.

Lực lượng QLTT Hà Tĩnh cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn tiến hành kiểm tra vây bắt được nhiều vụ án trọng điểm về ma tuý từ Lào vào Việt Nam

Qua cuộc trao đổi, có một thực tế đáng buồn mà tôi cứ mãi lý giải, anh Đoàn chia sẻ: lực lượng QLTT ngày càng bị xấu đi trong con mắt của thương nhân và của bà con nhân dân. Thế nhưng trên thực tế chính chúng tôi lại là người ủng hộ họ tuyệt đối, chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả chính là giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính giữ được thị trường, còn những người dânkhông bị mua phải hàng kém chất lượng.

Cũng theo anh Đoàn trong những cuộc truy bắt đối tượng vi phạm giờ rất manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng. Trong khi lực lượng QLTT thiếu các công cụ, phương tiện hỗ trợ, bảo vệ trong quá trình bắt giữ. Các vụ việc chủ yếu bắt giữ tại khu vực biên giới, địa bàn hiểm trở, việc bắt giữ tiến hành vào ban đêm nên đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Điển hình những ngày cuối tháng 12/2019, sau nhiều ngày mai phục, ẩn nấp tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tại đây, lực lượng QLTT Hà Tĩnh cùng các lực lượng chức năng khác của địa phương đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Vũ Văn Quý (SN 1993) ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đi trên chiếc xe khách mang biển kiểm soát Lào 4555 chạy tuyến Viêng Chăn - Hà Nội vận chuyển gần 10.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam, vụ việc chuyển giao cho công an điều tra để xử lý hình sự (Vụ việc này được Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng bằng khen đột xuất).

Đối tượng Vũ Văn Quý đã bị các lực lượng chức năng vây bắt khi vận chuyển gần 10.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam

Qua câu chuyện mà Anh Đoàn chia sẻ, có thể thấy dư luận xã hội rất khắt khe với lực lượng QLTT. Bởi lẽ, mỗi khi có việc gì đó liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái… thì đều hướng mũi tấn công vào lực lượng QLTT trong khi lực lượng rất mỏng. Cục QLTT Hà Tĩnh hiện nay có tổng số 62 người, bình quân 7 người/đội. Kể ra thì không hết khó khăn nhưng nhìn chung lực lượng QLTT hiện tại, điều kiện làm việc cũng đã được cải thiện tốt hơn trước đây.

Nhưng lực lượng QLTT hiện nay có rất nhiều sự thiệt thòi. Nghiệp vụ của QLTT giống như công an phải cài cắm cơ sở, trinh sát nhưng lại không được như công an vì công an có quyền bắt, giữ người. Địa bàn rộng, đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng lậu ngày càng tinh vi và manh động nhưng lực lượng quản lý thị trường quá mỏng. Vì vậy, việc bổ sung thêm nhân lực, trang thiết bị làm việc cho lực lượng QLTT là những yêu cầu vô cùng cấp bách không chỉ với QLTT Hà Tĩnh.

Chiến sĩ nơi tuyến đầu giữ ổn định thị trường

Ngay từ những ngày đầu Việt Nam có những ca bệnh đầu tiên về dịch Covid-19 lực lượng QLTT trở thành chiến sỹ nơi tuyến đầu xung trận. Bất chấp những rủi ro bệnh tật, nguy hiểm tới sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng. Trước tình trạng khan hiếm khẩu trang y tếCục QLTT HàTĩnh đã tuyên truyền, vận động 14 doanh nghiệp, cửa hàng trên địa bàn toàn tỉnh phát trên 30.000 khẩu trang y tế và trên 3.000 hộp gel rửa tay để phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Cục QLTT Hà Tĩnh là một trong những đơn vị thực hiện tuyên truyền, vận động phát khẩu trang miễn phí đầu tiên trên cả nước và tạo được lan tỏa cho cho các đơn vị khác thực hiện

Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện, người dân trên địa bàn đã ùn ùn đi mua khẩu trang dẫn đến tình trạng quá tải người dân tới hỏi mua mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Lãnh đạo Cục QLTT Hà Tĩnh đã nhanh chóng nắm tình hình, tăng cường công tác quản lý theo địa bàn, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Với sự vào cuộc kịp thời của lực lượng QLTT, các cơ sở kinh doanh đã buộc phải ký cam kết niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết, góp phần bảo đảm không “sốt” nóng khẩu trang y tế trên thị trường.

Lực lượng QLTT Hà Tĩnh tiến hành tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc trên địa bàn

Ngay trong mùa dịch, lực lượng QLTT hoàn toàn không sao nhãng những nhiệm vụ thường xuyên của mình kể cả trong khi đã và đang dồn toàn lực cùng cả nước gồng mình chống dịch. Trong 8 tháng đầu năm Cục đã xử lý 1.066 vụ vi phạm; tổng thu 2.913.478.000 đồng, trong đó phạt hành chính: 2.145.114.000 đồng; Tịch thu hàng hóa có giá trị: 546.300.000 đồng; Tiêu hủy hàng hóa có giá trị: 222.064.000 đồng.

Thời điểm này đến cuối năm, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn diễn biến phức tạp, khó lường. Lực lượng QLTT HàTĩnh chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn; chú trọng rà soát, kiểm tra các mặt hàng thường bị nhập lậu như: rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, điểm chuyển phát nhanh trên địa bàn. Đặc biệt, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và các ứng dụng số tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024