Thứ ba 24/12/2024 01:53

Lợi thế nào để Hải Phòng trở thành khu thương mại tự do đầu tiên ở Việt Nam?

Là một địa phương phát triển quan trọng bậc nhất Việt Nam, Hải Phòng sở hữu nhiều lợi thế trong xây dựng mô hình khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam.

Dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Năm 2023, thành phố Hải Phòng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 3,5 tỷ USD, vượt 1,75 lần so với kế hoạch, đứng trong tốp dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Năm 2023, Hải Phòng dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Theo thống kê, tính đến ngày 30/11/2023, Hải Phòng có tổng cộng 904 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt gần 30 tỷ USD. Trong đó, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế có 520 dự án với tổng số vốn đạt 25,98 tỷ USD. 11 tháng đầu năm 2023, Hải Phòng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước thu hút FDI với 3,2 tỷ USD (đạt 160 % so với kế hoạch năm 2023).

Với những kết quả trên, năm 2023, Hải Phòng nhận được nhiều sự kỳ vọng của Trung ương với vai trò là thành phố động lực trong phát triển kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Hồng. Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị cũng đã xác định rõ sứ mệnh quốc gia và khẳng định chức năng khác biệt của Hải Phòng trong sự phát triển kinh tế cả nước và của vùng Bắc Bộ.

Hội tụ đủ điều kiện nhằm xây dựng khu thương mại tự do

Việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, diện tích hơn 20.000 ha, gắn với xây dựng khu thương mại tự do, khu phi thuế quan, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi vượt trội để đón nhà đầu tư nước ngoài là một dấu hiệu tích cực.

Hải Phòng đề xuất thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam. Ảnh: Hồng Phong

Trong đó, xây dựng khu thương mại tự do là tập trung thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống cảng biển; xây dựng trung tâm logistics; phát triển hệ thống giao thông kết nối; phát triển trung tâm công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp chế tác, chế tạo; xây dựng trung tâm du lịch quốc gia; trung tâm tài chính quốc tế; các trung tâm nghiên cứu.

Kèm theo đó là một số thể chế phù hợp, như xây dựng khu giám sát hải quan đặc biệt, thực hiện chính sách thuế quan bằng 0 đối với một số mặt hàng nhập khẩu, giảm các hạn chế đối với thương mại dịch vụ xuyên biên giới, thực hiện hệ thống quản lý đầu tư đơn giản theo hướng một cửa, thí điểm chính sách tài trợ.

Khác với các hình thức khu chế xuất hay khu công nghiệp, khu thương mại tự do là mở cửa, tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Khu vực này đơn giản, tối thiểu hóa thủ tục hành chính và chế độ ưu đãi thuế, tăng mức độ và quyền tự do đầu tư kinh doanh, tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng thêm lợi ích cho nhà đầu tư, tạo nên sự phát triển sôi động và sức hấp dẫn đặc biệt cho địa phương.

Hải Phòng có lợi thế khi thí điểm mô hình khu thương mại tự do, bởi Hải Phòng hội đủ hai điều kiện tiên quyết: Một là, tụ điểm của các nút giao thông, có chức năng mở cửa ra bên ngoài và hội nhập quốc tế. Hai là, có “hậu phương công nghiệp” vững vàng, tiềm năng lớn hậu thuẫn phía sau.

Cảng biển Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi, là cửa ngõ kết nối kinh tế phía Bắc với thị trường quốc tế

Là một trong ba thành phố chiến lược của Việt Nam, Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi, là cửa ngõ kết nối kinh tế phía Bắc với thị trường quốc tế. Hiện nay, Hải Phòng đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, vượt trội, đồng bộ, ít địa phương nào có được. Hệ thống hạ tầng logistics của Hải Phòng có khả năng kết nối cao giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không, từ đó rất thuận tiện để kết nối vận tải đa phương thức.

Bên cạnh đó, Hải Phòng có truyền thống phát triển công nghiệp hơn 100 năm, trở thành điểm đến đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như: General Electric, Chevron, LG, Bridgestones, AEON, SK, Pegatron… Tiêu biểu, LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đã chính thức nhận giấy phép đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Tràng Duệ với số vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD.

Hiện tại, thành phố đang tập trung phát triển 14 khu công nghiệp đã thành lập theo hướng đồng bộ, thông minh, sinh thái cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ thành lập mới 20 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 7.700 ha.

Hải Phòng tích cực xây dựng các khu công nghiệp mới nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp

Theo ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành ủy Hải Phòng, thành phố đã triển khai xây dựng hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh vượt trội như khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải rộng hơn 22.000 ha, với nhiều ưu đãi về thuế, thủ tục và được kết nối đồng bộ với cụm cảng nước sâu quốc tế tại Lạch Huyện. Đây là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, có thể đón được tàu trọng tải 200.000 tấn và liên kết đa phương thức trong mạng lưới vận tải quốc tế.

Việc xây dựng thí điểm thành công mô hình Khu thương mại tự do tại TP. Hải Phòng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng mô hình thành công này của các nước trên thế giới tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; tạo động lực khai thác toàn diện tiềm năng, thế mạnh của cảng biển nước sâu cửa ngõ phía Bắc; thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao quy mô kinh tế của thành phố và cả nước.

Khánh Ly
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025