Thứ tư 27/11/2024 13:35

Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô

Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang có gần 2.000 người sống chủ yếu ở 2 huyện Mèo Vạc và Đồng Văn.

Đàn nhị - vật không thể thiếu trong lễ cầu mưa

 - Hàng năm, đồng bào dân tộc Lô Lô thường tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, nhưng đặc biệt nhất là lễ hội cầu mưa với những nghi thức độc đáo, được lưu truyền từ đời này tới đời khác, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Theo ông Lò Si Páo trưởng xóm Sảng Pả A (Mèo Vạc – Hà Giang), thường cứ mỗi dịp vào đầu tháng 3 (âm lịch) hàng năm người Lô Lô trong vùng tập trung lại ở khu sân rộng giữa bản, mời người làm lễ (là trưởng xóm hoặc người cao tuổi có uy tín trong khu vực)... Bà con trong làng cùng nhau chuẩn bị đồ để tế lễ bao gồm: 1 con gà trống, 2 con chó, 1 thanh kiếm bằng gỗ hoặc sắt, 1 bát nước, 4 chén rượu; 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời, cùng với hương, giấy vàng, bạc. Một vật tế lễ cầu mưa không thể thiếu được trong tất cả các lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô đó là trống đồng và đàn nhị. 

Để cho lễ cầu mưa thành công, không thể thiếu một thủ tục là làm lễ xin các thầy cúng tiền bối. Thủ tục xin bao gồm một chén nước, hương và giấy trúc. Trước hết thầy cúng thắp hương tại bàn thờ gia tiên, sau đó đặt giấy trúc, chén nước xuống một góc nhà và khấn xin. Sau đó ông bọc tờ giấy trúc lên chén nước, nếu nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì việc xin phép mới linh nghiệm và lễ cầu mưa mới thành công. Cuối cùng, thầy cúng đốt tờ giấy trúc, hoàn tất thủ tục.

Sau phần lễ, tất cả dân bản trong làng dự lễ quây quần uống rượu, múa hát xung quanh bàn lễ. Lúc này, những chàng trai, cô gái của dân tộc Lô Lô sẽ biểu diễn những làn điệu dân ca Tế Phua, Tế La, Hồ La Tế, Ta Sì Phua... ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, hạnh phúc lứa đôi.

Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, trong dịp tổ chức lễ hội, mọi sinh hoạt của người Lô Lô đều hướng vào việc cầu mưa. Họ tâm nguyện, cầu khấn, ước ao năm nay có nhiều hạt mưa rơi xuống tưới cho cánh đồng của Cao nguyên đá ngày càng xanh tốt, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm. Đặc biệt, thông qua việc tổ chức lễ hội cầu mưa, bà con dân tộc Lô Lô còn truyền dạy cho con cháu của mình tự hào, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thảo my

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Liverpool và Real Madrid, 03h00 ngày 28/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11: Nhiều màn so tài rực lửa tại Champions League 2024/2025

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Barcelona và Brest, 03h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Sporting Lisbon và Arsenal, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Feyenoord, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11, rạng sáng 26/11: Newcastle và West Ham, Al-Gharafa và Al Nassr

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và West Ham, 3h00 ngày 26/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển