Thứ ba 31/12/2024 03:45

Lào Cai: Công nghiệp hứa hẹn đổi thay lớn

Được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu tiềm năng khoáng sản khá lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, những năm qua, Lào Cai luôn xác định lấy công nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Đây được coi là quyết sách đúng đắn để công nghiệp Lào Cai duy trì mức tăng trưởng ổn định.

Hệ thống dây chuyền sản xuất NPK tại Nhà máy NPK Apromaco

 - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng từ khi tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay, Lào Cai được đánh giá là một trong những địa phương có tốc độ sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định, đứng ở tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai, năm 2013, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (theo giá cố định năm 1994) đạt 3.942 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012.

Sở hữu tiềm năng khoáng sản khá lớn với 35 loại khoáng sản khác nhau, trên 150 điểm mỏ có giá trị cao, trong đó nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng và trữ lượng cao hàng đầu Việt Nam như apatit (2,2 tỷ tấn), sắt (150 triệu tấn), đồng (100 triệu tấn)… nên công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của Lào Cai phát triển rất mạnh.

Năm 2013, riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đã đạt 1.912 tỷ đồng, chiếm 48,54% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Lào Cai. Nhiều doanh nghiệp trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản như Nhà máy Luyện đồng Lào Cai, Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung… đều là những doanh nghiệp lớn, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng công nghiệp của toàn tỉnh.

Nằm ngay đầu Khu công nghiệp Tằng Loỏng, Nhà máy Luyện đồng Lào Cai là một trong những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp Lào Cai nói riêng và toàn ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Ông Trịnh Văn Tuệ- Giám đốc Nhà máy Luyện đồng Lào Cai- cho biết, với nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên nhà máy, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, năm 2013, nhà máy đã đạt sản lượng hơn 9.700 tấn đồng tấm katốt (vượt 14% so với năm 2012) và trên 420 kg vàng thỏi (vượt 10% kế hoạch giao, tăng 13,5% so với năm 2012). Năm 2014, nhà máy tiếp tục phấn đấu sản xuất 10.000 tấn đồng tấm katốt, 490 kg vàng thỏi.

Để sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng, vừa đạt giá trị cao vừa phát triển bền vững, ngành Công Thương Lào Cai đặt mục tiêu chế biến sâu và sử dụng hiệu quả nguyên liệu khoáng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ được áp dụng trong cả 3 khâu là khai thác, vận chuyển và chế biến quặng.

Năm 2013, gần 100 doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp Tằng Loỏng, Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải... đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, với tổng doanh thu trên 9.500 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp của Lào Cai.

Ngoài ra, góp phần không nhỏ cho thành công của sản xuất công nghiệp trong những năm vừa qua là hệ thống điện đã được đầu tư đúng mức, cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất của doanh nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% số xã, phường, thị trấn; 87,6% thôn, bản; 89,9% số hộ có điện lưới quốc gia.

Năm 2013 cũng được đánh giá là một năm khởi sắc về thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp toàn tỉnh. Bên cạnh những doanh nghiệp đang duy trì khai thác và mở rộng sản xuất như Công ty Apatit Việt Nam, Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung…, đã có thêm 2 dự án tuyển sắt được đưa vào hoạt động sản xuất (Kíp Tước và Ba Hòn- Làng). Bên cạnh đó, nhiều dự án khác đang được triển khai xây dựng như Nhà máy gang thép Lào Cai, Nhà máy sản xuất DAP số 2… hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến sự đổi thay lớn cho bộ mặt công nghiệp tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Ông Lê Ngọc Hưng- Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai- cho biết, xác định năm 2014 vẫn là năm còn nhiều khó khăn nhưng ngành Công Thương Lào Cai vẫn đặt mục tiêu phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 4.717 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm 2013. Năm 2014, Lào Cai quyết tâm đưa Nhà máy gang thép Lào Cai với công suất đầu tư giai đoạn 1 là 500.000 tấn/năm vào hoạt động và chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 nâng công suất lên 1,5 triệu tấn/năm; đôn đốc đẩy nhanh dự án DAP số 2; nâng công suất Nhà máy phốt pho vàng 1 lên 10.000 tấn/năm; nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai từ 10.000 tấn lên 30.000 tấn/năm… Ngoài ra, để bảo đảm cung ứng điện đầy đủ, an toàn cho các doanh nghiệp sản xuất, ngành Công Thương sẽ chủ động và tiếp tục đôn đốc để sớm hoàn thành 4 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy 9MW.

P.V

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh