Thứ tư 27/11/2024 02:13

Lạng Sơn: Xử lý 6 cơ sở kinh doanh gửi hàng lậu qua đường bưu cục

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lạng Sơn, trong vòng 2 tháng, lực lượng QLTT đã phối hợp với 17 tỉnh, thành phố xác minh, kiểm tra Bưu điện Tân Thanh, xử lý 6 cơ sở vi phạm kinh doanh hàng nhập lậu và rất nhiều hàng hóa nhập lậu chưa xác định chủ sở hữu.  

Cụ thể, ngày 15/4/2020, Tổ quản lý địa bàn huyện Văn Lãng thuộc Đội QLTT số 7 đã chủ trì phối hợp với Đội 389 tỉnh, Công an huyện Văn Lãng, Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, UBND xã Tân Thanh tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại Bưu cục Tân Thanh thuộc Bưu điện huyện Văn Lãng, địa chỉ đường Trục Chính, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Qua kiểm tra, phát hiện có 50 bao tải dứa và 96 thùng bìa cát tông bên trong có đựng hàng hóa đều do Trung Quốc sản xuất, có tổng trọng lượng khoảng 2.000kg.

Công chức Đội QLTT số 7 tiến hành kiểm tra từng bao hàng

Tại thời điểm kiểm tra, bà Cao Tuyết Nga - Trưởng bưu cục Tân Thanh xuất trình cho Đoàn kiểm tra 25 tờ hóa đơn bán hàng, do 6 hộ kinh doanh xuất bán (đều có địa chỉ tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng), tổng số có 109 loại hàng là đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng,... trị giá hàng hóa xuất bán trên hóa đơn là 35.850.000 đồng, được xuất bán cho 23 khách hàng tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ngoài ra, có 71 loại hàng hóa là đồ điện gia dụng, hàng may mặc sẵn, đồ chơi trẻ em, thuốc tân dược, hóa chất tẩy rửa,... do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

Xét thấy số hàng hóa trên có dấu hiệu vi phạm, Tổ quản lý địa bàn huyện Văn Lãng thuộc Đội QLTT số 7 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ nguồn gốc và chủ sở hữu số hàng hóa trên làm căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của Bưu cục Tân Thanh, bà Cao Tuyết Nga cho biết, khi khách hàng mang hàng hóa đến Bưu cục để thực hiện giao dịch nhận gửi, bà Nga phân công nhiệm vụ cho giao dịch viên và có trách nhiệm yêu cầu khách hàng xuất trình hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, đồng thời cùng khách hàng kiểm đếm số lượng, đối chiếu hóa đơn, cân đo, in vận đơn và thu tiền cước của khách hàng.

Mặc dù có một số hàng hóa đã được kiểm đếm, in vận đơn, nhưng một số mặt hàng khách hàng mang đến bưu cục nhưng chưa thực hiện việc giao nhận, gửi hàng nên bà Nga và nhân viên không nắm được số lượng cụ thể.

Từ ngày 22 - 28/4/2020, Đoàn kiểm tra đã tiến hành làm việc với 6 hộ kinh doanh xuất bán hàng trên. Đại diện Cục QLTT Lạng Sơn cho biết, các đối tượng đều khai nhận toàn bộ số hàng hóa thể hiện tại 25 tờ hóa đơn bán hàng trên là hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, được mua gom trôi nổi tại các chợ xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, về để bán kiếm lời. Khi mua không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Ngoài số hàng hóa có hóa đơn bán hàng trên, có 3 đối tượng mua thêm 7 loại hàng hóa, do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, để lẫn cùng hàng hóa có hóa đơn để vận chuyển về xuôi bán kiếm lời.

Trước đó, ngày 9/4/2020, Cục QLTT Lạng Sơn đã gửi các công văn đề nghị 17 cục QLTT các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Nam, Gia Lai, Hải Dương, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hưng Yên, Phú Yên, Quảng Ninh, Bình Phước, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, đề nghị phối hợp, xác minh thông tin người mua hàng để làm căn cứ xử lý vụ việc.

Từ kết quả xác minh, làm việc với các đối tượng liên quan, Đoàn kiểm tra đã xác định được 6 đối tượng bán hàng hóa, thể hiện tại 25 tờ hóa đơn trên có vi hành vi vi phạm hành chính là kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đội QLTT số 7 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 18.600.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp số tiền 35.850.000 đồng; tịch thu 7 mặt hàng lậu, trị giá: 19.256.000 đồng.

Đối với 68 loại hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, không xác định được chủ sở hữu có trị giá 119.147.000 đồng, Đội QLTT số 7 đã thực hiện thông báo tìm chủ sở hữu trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh Lạng Sơn và niêm yết công khai tại trụ sở Đội theo quy định. Đến thời điểm hiện tại (ngày 23/6/2020) vẫn không có chủ sở hữu đến nhận. Như vậy, tổng thu dự kiến của vụ việc là 192.853.000 đồng.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh