Thứ hai 25/11/2024 18:54

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn, nòng cốt là lực lượng công an đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan.

Xử lý nghiêm các hành vi phạm tội

Thời điểm trước năm 2019, trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ luỵ xấu đến đời sống xã hội, kéo theo sự gia tăng của nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự; kết quả đấu tranh, xử lý với các đối tượng thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có khó khăn do việc áp dụng pháp luật.

Hoạt động “tín dụng đen” trên không gian mạng, cho vay tiền online vẫn diễn ra phức tạp

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Công an đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cụ thể hóa, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan trên địa bàn, qua đó đạt nhiều kết quả, chuyển biến tích cực, rõ nét.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, qua 03 năm đấu tranh quyết liệt, hiện nay các băng nhóm, đối tượng hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng có xu hướng chuyển địa bàn, lĩnh vực hoạt động hoặc ẩn mình, co cụm, không ngang nhiên thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ (cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật…), đe dọa đòi nợ; tình trạng treo biển, phát, dán tờ rơi, quảng cáo liên quan đến hoạt động cho vay tại nơi công cộng, tường, cột điện, cây xanh không còn.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa được quan tâm thực hiện đạt kết quả cao, số lượng người dân tìm đến “tín dụng đen” để vay tiền phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh giảm; tỉnh đã chủ động rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phương thức thủ đoạn của băng nhóm, đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp quản lý, phòng ngừa, đấu tranh phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra công tác tại các cơ sở kinh doanh có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng nhằm phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Theo đó, toàn tỉnh tổ chức kiểm tra 320 lượt 186 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên địa bàn, xử phạt vi phạm hành chính 04 cá nhân, 01 cơ sở kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với 01 cơ sở kinh doanh.

Riêng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành 17 cuộc thanh tra, 07 cuộc kiểm tra, ban hành 154 kiến nghị đối với các đơn vị được thanh tra, kiểm tra; lập biên bản vi phạm hành chính đối với 01 doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ trái phép.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, đấu tranh, không để tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” hoạt động phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, từ ngày 15/4/2019 đến 14/4/2022, lực lượng công an đã phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, khởi tố điều tra 38 vụ 59 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, xử phạt vi phạm hành chính 01 vụ 01 đối tượng về hành vi hủy hoại tài sản liên quan đến hoạt động đòi nợ “tín dụng đen”.

Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 127 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (giảm 68 cơ sở kinh doanh so với năm 2020) và không có cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngăn ngừa “tín dụng đen” trên không gian mạng

Tuy nhiên, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan trên địa bàn vẫn tiềm ẩn diễn biến khó lường, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, tác động tiêu cực đến thu nhập, việc làm của người lao động.

Các đối tượng chuyển sang hoạt động lén lút với thủ đoạn tinh vi hơn nhằm trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng; hoạt động huy động vốn, vay đáo hạn ngân hàng với lãi suất cao, “tín dụng đen” trên không gian mạng, cho vay tiền online vẫn diễn ra phức tạp.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng phần nhiều đã chuyển hướng sử dụng các website, ứng dụng (app) cho vay trên điện thoại di động, theo đó người vay tiền chỉ cần đăng ký tài khoản, khai báo thông tin, cung cấp ảnh, căn cước công dân hoặc giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, số tài khoản ngân hàng và đồng ý cho ứng dụng truy xuất dữ liệu (danh bạ, ảnh) trên điện thoại cá nhân là có thể vay được tiền.

Nếu người vay không trả nợ đúng kỳ hạn theo đăng ký thỏa thuận trên app, website thì cả người vay và những người có tên trong danh bạ điện thoại sẽ bị nhân viên gọi điện nhắc nợ, quấy rối, sử dụng hình ảnh phản cảm đăng tải lên mạng xã hội, gửi cho người thân, bạn bè... ảnh hưởng đến cuộc sống, uy tín, danh dự của người vay tiền.

Trước tình hình đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc chấp hành chính sách tài chính, quy định của pháp luật về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn; tập trung tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả tác hại của hoạt động “tín dụng đen”, nhất là các thủ đoạn cho vay tiền qua mạng.

Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục rà soát, lập danh sách quản lý các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, băng nhóm, đối tượng có điều kiện, khả năng, biểu hiện hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn, từ đó đề ra các biện pháp quản lý, phòng ngừa đạt hiệu quả; tăng cường quản lý các đối tượng hình sự hoạt động lưu động, đối tượng có tiền án, tiền sự... không để các đối tượng này tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê nhằm hạn chế việc phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật từ “tín dụng đen”.

Chỉ đạo siết chặt quản lý, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và các cơ sở hoạt động trá hình khác liên quan đến “tín dụng đen”; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, đấu tranh triệt phá, xử lý nghiêm tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" trên địa bàn.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn: Hoạt động cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (P2P Lending) biến tướng “tín dụng đen”, các hoạt động huy động vốn với lãi suất cao, đầu tư tài chính, kinh doanh đa cấp, tiền ảo... sẽ gia tăng, lôi kéo nhiều người dân tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy đối với xã hội. Các lực lượng chức năng cần tiếp tục quyết liệt hơn nữa trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau