Chủ nhật 29/12/2024 03:45

Lạng Sơn: Chống buôn lậu “căng như dây đàn” (Kỳ II)

Khi các lực chức năng tỉnh Lạng Sơn ra quân quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp để chống buôn lậu thì dù có giảm nhưng hàng lậu vẫn “rình rập” ngày đêm để thâm nhập nội địa.Sau khi tìm hiểu thực tế về công tác chống buôn lậu tại địa bàn biên giới các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị… trở về TP. Lạng Sơn, tình cờ tôi nghe được câu chuyện về hoạt động buôn lậu trên chuyến “xe con cóc” (loại xe chở khách thường được dùng chở hàng lậu xé lẻ).

Kỳ II: Sóng ngầm buôn lậu và câu chuyện trên “xe con cóc”

“Cửu vạn” vượt núi gần cửa khẩu Cốc Nam để đi vác hàng lậu

Ngồi chung xe với tôi là một phụ nữ và ba nam thanh niên, nhìn bộ dạng và nghe một vài điều trao đổi của họ không khó để biết họ là những “cửu vạn” chuyên mang vác hàng thuê khu vực biên giới. Lân la bắt chuyện, khi họ hỏi tôi lên khu vực biên giới để làm gì, tôi giới thiệu làm ở ngành địa chất… Tôi hỏi hàng hóa cận Tết năm nay có sôi động như mọi năm không? Một người thành niên nhanh nhảu: “Chán lắm anh ạ, đường tắc nên làm ăn rất khó!”. Vờ như không hiểu, tôi hỏi, đường tắc nghĩa là do giao thông hay cửa khẩu đóng cửa…

Vậy là như chạm vào “mạch”, bọn họ cười hô hố và bắt đầu giải thích, bắt đầu kể về chuyện “nghề” của họ… Theo cách nói của dân buôn lậu và mang vác hàng thuê, tắc đường nghĩa là khi các lực lượng chức năng ra quân truy quét, lập chốt chặn tại những đường mòn, lối mở biên giới và ngược lại, thông đường là khi vắng bóng lực lượng chức năng. Tôi lại hỏi, vậy thì tắc đường mọi người nghỉ làm à? “Tắc làm sao được cả ngày anh, lấy người đâu ra mà kiểm soát 24/24 giờ, mà không có lối này thì chúng em lại tìm lối khác…”- một thanh niên nói rất tự đắc.

Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu rất tinh vi và luôn thay đổi hình thức hoạt động nhằm đối phó với các lực lượng chức năng. Không chỉ có vậy, khi bị ngăn chặn, bắt giữ đối tượng buôn lậu mang vác lợi dụng đông người chống trả, thậm chí có những hành vi manh động để cướp lại hàng…

Tìm hiểu được biết, khi lực lượng chức năng ra quân thì các đối tượng mang vác hàng lậu chủ yếu hoạt động về đêm và lúc mờ sáng. Lịch làm việc của đội ngũ cửu vạn mang vác hàng là ngủ ngày, đến khoảng 4 - 5 giờ chiều thì dậy ăn uống, sau đó lục tục đi bộ lên các khu vực đường mòn, lối mở biên giới nơi tập kết hàng, thậm chí vượt biên sang bên kia biên giới để phục sẵn. Nửa đêm về sáng khi lực lượng chức năng đã mệt mỏi, giao ca hoặc ít người là các đối tượng nối từng đoàn vác hàng qua biên giới đến các điểm tập kết trong các thôn, bản giáp biên.

Câu chuyện về việc mang vác, giá cả mang vác hàng cũng “rất thị trường”! Thời gian trước, khi việc mang vác hàng còn thuận lợi thì các đầu nậu trả cho “cửu” vác hàng qua biên giới 2.500 - 3.000 đồng/kg, khi khó khăn hơn lên đến 6.000 - 7.000 đồng/kg. Còn như thời điểm “nóng” như hiện nay có khi lên tới 10.000 đồng/kg. Mấy người ngồi cùng xe khoe chiến tích “có chị chỉ hơn bốn mươi cân mà vác được cả bao hàng tám, chín mươi cân vượt núi ban đêm, rồi thời gian cao điểm có những người khỏe đi vác hàng ngày kiếm tiền triệu”. Không chỉ có thế, hiện do khó khăn, để “khích lệ” dân mang vác, các đầu nậu thường giao hàng cho “cửu vạn” và trả tiền khi về điểm tập kết, nếu không may hàng có bị bắt thì cũng không bị bắt đền.

Với cách thức tổ chức như vậy nên việc vận chuyển hàng lậu trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp tại các khu vực như Rọ Bon, Đồi cao Tân Thanh, Gốc Bưởi, hang Dơi con, đường 474, 386, khu vực Thác Ném, khu vực cánh gà Cửa khẩu Cốc Nam, khu vực mốc 05, 06, thác Nước…

Kỳ III: Vẫn là cuộc chiến lâu dài

Tin liên quan:

Lạng Sơn: Chống buôn lậu “căng như dây đàn” - Kỳ I

Quang Dương

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm