Thứ năm 14/11/2024 08:26

Lan tỏa bản sắc trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày 16/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã chính thức khai mạc chào mừng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2022 với rất nhiều hoạt động sôi nổi. Đây là sự kiện thường niên của Làng Văn hóa nhằm góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống, lan tỏa bản sắc văn hóa của 54 dân tộc trên cả nước.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) là ngày hội và trở thành một trong những sự kiện quan trọng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam trở thành ngày hội của đồng bào

Sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm nay tổ chức tại Làng Văn hóa có sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc đến từ 13 tỉnh, thànhphố trong cả nước. Trong đó: 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Mường (Hòa Bình); Thái (Sơn La); Khơ Mú (Nghệ An); Mông (Hà Giang); Tày, Nùng (Thái Nguyên); Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng). Bên cạnh đó là đồng bào được huy động tham gia sự kiện: 30 người dân tộc Dao (Vĩnh Phúc); 30 người dân tộc Gia Rai (Đắk Lắk); 30 người dân tộc Thái (Thanh Hóa); 15 người dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer
Lễ cầu phúc, cầu an của dân tộc Tày

Điểm nhấn xuyên suốt của chuỗi các hoạt động là tái hiện sinh động các lễ hội truyền thống do đồng bào các dân tộc - những chủ thể văn hóa thực hiện. Trong đó, tổ chức trích đoạn Lễ cầu phúc, cầu an của dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên; Lễ cấp sắc của dân tộc Dao tỉnh Vĩnh Phúc; Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer; Nghi lễ Kin chiêng boọc mạy của dân tộc Thái; Nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai. Mỗi lễ hội một màu sắc văn hóa riêng, người xem được trải nghiệm, hòa mình trong những điệu múa, lời hát cùng tiếng cồng chiêng ngân vang, say đắm lòng người.

Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Dao
Múa khèn dân tộc Mông

Bên cạnh đó, đến với Ngày Văn hóa du khách còn được thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên, dân tộc Dao tỉnh Vĩnh Phúc; Chương trình giao lưu “Ngày hội vùng miền các dân tộc phía Bắc”; Ngày hội văn hóa dân tộc Khmer đón mừng năm mới; Trình diễn giai điệu Tây Nguyên “Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk”...

Không gian văn hóa dân tộc Xơ Đăng
Múa gáo dừa, dân tộc Khmer
Giai điệu Tây Nguyên

Ngoài ra du khách còn được trải nghiệm các hoạt động tại không gian văn hóa của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam như: Giới thiệu không gian trưng bày, chế tác giới thiệu nghề truyền thống, diễn xướng, hòa tấu biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực,…

Không gian ẩm thực

Có thể thấy, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành ngày hội để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Thông qua hoạt động này, đồng bào trong nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài và du khách quốc tế biết đến một hình ảnh đất nước Việt Nam, với 54 dân tộc trong một “Ngôi nhà chung” và cùng nhau xây dựng đất nước ngày một hùng cường.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến