Thứ ba 29/04/2025 22:46

Làm sao thoát "bẫy" lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học?

Nhiều đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng nhiều hình thức để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học nhưng thực chất để lừa đảo.

Từ ngày 1/7, những tài khoản ngân hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị trên 10 triệu/lần hoặc 20 triệu/ ngày; Chuyển tiền ra nước ngoài; Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ với tổng giá trị trên 100 triệu đồng/ngày; Kích hoạt lần đầu ngân hàng số; Thay đổi thiết bị sử dụng ngân hàng số; và một số loại giao dịch khác, sẽ phải đáp ứng yêu cầu về xác thực sinh trắc học đối chiếu với kho dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đủ chiêu trò "cài" người dân "sập bẫy"

Trước tình trạng nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xác thực sinh trắc học, lợi dụng việc đó các đối tượng xấu có thể giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Telegram,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.

Nhiều đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng nhiều hình thức để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học nhưng thực chất là lừa đảo. (Ảnh minh hoạ)

Theo thông tin từ Công an TP.HCM, mới đây đã xuất hiện tình trạng lừa đảo tinh vi giả mạo nhân viên ngân hàng, lợi dụng việc hỗ trợ khách hàng cài đặt sinh trắc học để chiếm đoạt tài sản.

Kẻ gian thường liên hệ nạn nhân qua điện thoại, tin nhắn hoặc kết bạn mạng xã hội (Zalo, Facebook...) để hướng dẫn thực hiện thu thập thông tin sinh trắc học. Sau đó, chúng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh CMND/CCCD, ảnh khuôn mặt, thậm chí yêu cầu gọi video để thu thập giọng nói, cử chỉ.

Tiếp theo, chúng sẽ dụ dỗ nạn nhân truy cập đường link lạ để tải ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học giả mạo. Khi nạn nhân cài đặt ứng dụng, kẻ gian sẽ dễ dàng chiếm quyền truy cập vào thiết bị, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch gian lận.

Không chỉ cơ quan công an, mới đây, một ngân hàng thương mại nhà nước vừa phát đi thông tin cảnh báo cách thức lừa đảo lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi thao tác thực hiện thu thập sinh trắc học.

Phía ngân hàng này cho biết cách thức lừa đảo được các đối tượng thực hiện đó là liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.

Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.

Đối tượng đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại.

Sau khi lấy được thông tin của nạn nhân, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.

Lập tức xoá ứng dụng lạ khi nghi ngờ bị lừa

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin cho biết gần đây đã liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân trước tình trạng giả mạo nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu hỗ trợ cài đặt sinh trắc học online.

Có 2 hình thức chính lừa đảo bao gồm:

Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng để được hỗ trợ. Đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.

Đề nghị người dân truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại.

Sau khi lấy được thông tin, các đối tượng tiến hành chiếm đoạt tiền trong các tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của khách hàng vào các mục đích xấu.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu ngân hàng số,… cho bất kì ai. Tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ qua Chat, SMS hoặc Email gửi đến điện thoại để tránh nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin.

Khi gặp các tình huống có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho lực lượng Công an để kịp thời điều tra làm rõ. Trong trường hợp nghi ngờ điện thoại bị chiếm quyền điều khiển từ xa, người dân phải lập tức xóa các ứng dụng lạ đã cài đặt, khóa tạm thời các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tháo sim điện thoại khỏi máy và khôi phục lại cài đặt gốc của thiết bị hoặc báo ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: sinh trắc học

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả