Lạm phát cuối năm: Ẩn số lương thực - thực phẩm lộ diện

Sau đợt tăng giá đầu năm rồi tạm ổn định, từ cuối tháng 6, giá lương thực - thực phẩm lại có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, chu kỳ tăng giá cuối năm, hậu quả của mùa bão lụt đang đến... khiến cho ẩn số này đang lộ dần tác động đối với lạm phát những tháng tiếp theo.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

CôngThương - Năm 2011, sau khi Chính phủ công bố các chính sách thắt chặt để chống lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với các diễn biến tình hình kinh tế thế giới, các chuyên gia trong nước đã dự báo được lạm phát sát với diễn biến cho đến thời điểm này cũng như so với kế hoạch của Chính phủ cho đến hết năm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thực phẩm là một ẩn số cho lạm phát năm nay. Sau đợt tăng giá đầu năm rồi tạm ổn định, từ cuối tháng 6, giá lương thực - thực phẩm lại có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, chu kỳ tăng giá cuối năm, hậu quả của mùa bão lụt đang đến... khiến cho ẩn số này đang lộ dần tác động tới lạm phát.

Đợt tăng giá mới

Một báo cáo mới đây từ Bộ NN&PTNT cho biết, sau một thời gian giảm nhẹ, giá thịt lợn trên thị trường lại tiếp tục tăng trở lại. Tại miền Bắc giá thịt lợn hơi từ 67.000 - 68.000đ/kg, cao hơn giá thịt lợn ở miền Nam từ 7.000 - 10.000đ/kg. Đây được cho là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân tăng giá được cho là do khan hiếm nguồn cung đến từ dịch bệnh, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao... Được biết, tính trung bình 6 tháng đầu năm 2011 so với thời điểm tháng 12 năm 2010, thức ăn hỗn hợp cho lợn tăng 16,8%.

Khảo sát trên thực tế gần đây ở TP Hồ Chí Minh cho biết, thịt lợn và trứng gia cầm đang là hai mặt hàng có dấu hiệu khan hiếm và tăng giá.  Đại diện Công ty Vissan, cho biết, trong ngày 23-6, giá heo hơi tại TPHCM đã lên đến 63.000 đồng/kg (ở các tỉnh phía Bắc là 68.000 đồng/kg), kéo theo giá thịt đùi ngoài thị trường tăng lên 105.000 - 110.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán giá 130.000 đồng/kg. Từ đó khiến các loại giò chả chế biến từ thịt heo cũng vượt mức 180.000 đồng/kg.

Trong khi đó, một số DN khác cho biết, nguồn cung trứng gia cầm đang bị giảm mạnh trong khi nhu cầu tiêu dùng không giảm, còn các DN trong nước và thương lái Trung Quốc đang mua gom để chuẩn bị cho mùa bánh trung thu. Giá trứng hiện đã lến đến 36.000 - 37.000 đồng/chục. Vì thế, nhiều DN lo ngại, từ tháng 9 đến Tết Nguyên đán, sức mua sẽ tăng kéo theo giá thịt heo và trứng gia cầm nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng.

Trong khi đó ở Hà Nội, một đợt sóng tăng giá đầu tiên của những tháng cuối năm đã đến sau tác động của cơn bão số 2. Không chỉ các loại thực phẩm chủ chốt mà cả các loại rau xanh cũng tăng giá lên mức rất cao, thậm chí có những mặt hàng tăng gấp đôi so với ngày thường. Cụ thể là rau muống giá bán lẻ từ 3.000 đồng đã tăng lên 5.000/mớ, cải ngọt từ 8.000 đồng đã tăng lên 10.000 đồng/kg, mướp từ 7.000 đồng tăng lên 10.000 đồng/kg, cà chua tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/kg... Các loại rau thơm cũng tăng ở mức đáng kể.

Trong khi đó, khảo sát tại các chợ đầu mối thì các loại thủy hải sản cũng trên đà tăng giá thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg, nhất là các loại hải sản đắt hàng như mực, tôm sú, cá biển có mức tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng/kg. Cá trôi tăng vọt từ 65.000 đồng lên 70.000 đồng/kg, cá trắm đen từ 100.000 đồng/kg tăng lên 120.000 đồng/kg; cá chép là 120.000 đồng tăng lên 140.000 đồng/kg... Trong khi đó, các loai thịt lợn đã lến đến 130 - 150 ngàn đồng/kg; gà ta 155.000 đồng/kg, thịt bò 250.000 đồng/kg. Các tiểu thương ở đây cho biết, tăng giá là do mưa bão làm ngập úng, gây thiệt hại rau màu và cá nước ngọt. Sắp tới, khi vào cao điểm mùa lụt bão thì giá cả có thể sẽ còn đắt hơn.

Sự tăng giá khá mạnh, đi cùng với dấu hiệu nguồn cung khan hiếm đã khiến cho các siêu thị và các điểm bình ổn giá cũng phải tăng giá theo, Cụ thể, khi giá trứng thi trường tăng đã khiến giá trứng bán tại các điểm bình ổn ở TP Hồ Chí Minh cũng tăng từ 29.500 đồng lên 32.500 đồng/chục. Thậm chí, các DN còn lo ngại sẽ phải điều chỉnh tiếp vì giá chưa có dấu hiệu giảm. Còn tại các siêu thị như Big C Thăng Long (Hà Nội), Coopmart tcũng đã buộc phải điều chỉnh giá lên. Thấp thì ở mức 5 - 7% đối với mặt hàng thịt lợn, cao nhất thuộc về một số loài thủy sản với mức tăng có khi lên đến trên 20%.

Trong khi đó, dự báo mới nhất từ Bộ Công thương cho biết, dù giá lúa gạo đang ở mức ổn định song sẽ có xu hướng nhích lên do chương trình thực hiện tạm trữ 1 triệu tấn lúa và các DN tăng thu mua để thực hiện nốt các hợp đồng từ nay đến cuối năm

Suy giảm chất lượng sống

Nếu như những tháng đầu năm, nguyên nhân tăng giá chủ yếu không phải từ thiếu hụt nguồn và tăng cầu cung mà do tác động từ việc tăng giá các nguyên liệu đầu và tác động tâm lý thì xem ra đợt tăng giá mới còn có những dấu hiệu đáng ngại hơn. Trong khi các yếu tố đầu vào trực tiếp như: giá phân bón, thức ăn chăn nuối... được dự báo tiếp tục tăng lên trong những tháng cuối năm, còn các đầu vào khác như: xăng dầu, điện... vẫn có thể tăng tiếp khiến chi phí và giá cả nông sản tăng lên.

Viện Nghiên cứu Thương mại lưu ý, hiện giá các mặt hàng thủy sản không đuổi kịp đà tăng giá của nguyên, nhiên liệu, giá thức ăn chăn nuôi và giá con giống tăng cao... khiến một bộ phân nông dân không mặn mà với đầu tư sản xuất vì lợi nhuận ít và rủi ro cao...

Trong khi đó, nguồn cung đang đi vào một giai đoạn khó khăn do tác động của mùa thiên tai, lụt bão khắp cả nước... khiến cho nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tăng thêm yếu tố tâm lý. Bên cạnh đó, yếu tố bất thường từ việc thu gom từ thương lái Trung Quốc cũng đã được các cơ quan chức năng thừa nhận là yếu tố làm tăng giá trong nước. Thậm chí, Bộ Công thương còn cho rằng, trái với quy luật hàng năm, thời điểm sau Tết và mùa hè nắng nóng là lúc nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống sẽ giảm nên giá thực phẩm cũng giảm theo, thì nay giá thực phẩm đặc biệt là thịt lợn tăng liên tiếp trong 6 tháng đầu năm và những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

Trong khi đó, nhu cầu cuối năm thường tăng cao nhất là vào các dịp lễ tết không chỉ làm tăng thêm cẳng cho cung cầu mà còn làm cho yếu tố tâm lý có thêm điều kiện để phát huy, các đơn vị phân phối có thêm lý do để lợi dụng tăng giá. Chính vì thế, không giấu nổi lo lắng, các chuyên gia đang theo dõi về nguy cơ một làn sóng tăng giá đồ ăn và dịch vụ ăn uống cuối năm tác mạnh mẽ khiến CPI có thể có những diễn biến mới.

Hiện nay, nhóm lương thực - thực phẩm vẫn chiếm quyền số rất lớn trong chỉ số giá - CPI lên đến hơn 40%. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nhóm hàng này nhưng đồng thời cũng cho thấy sự ảnh hưởng của nó lên đời sống người dân khi lạm phát tăng. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều những báo cáo khảo sát gần đây đều mang lại một nhân định chung là lạm phát mà cụ thể là tăng giá lương thực - thực phẩm đã làm suy giảm chất lượng sống của một bộ phận lớn dân cư khi họ dùng phần lớn thu nhập của mình để lo cho chuyện ăn uống. Và thực tế người dân trả tiền ngày càng cao nhưng mua được ít, thu nhập có tăng nhưng chất lượng cuộc sống không mấy được cải thiện.

Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia ngân hàng thế giới cho rằng đại đa số người nghèo, sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp và có khả năng dễ bị tổn thương nhất nếu giá lương thực tăng cao khi mà 75% thu nhập của họ chỉ dành cho nhu cầu thực phẩm.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá thực phẩm 6 tháng đầu năm so với tháng 12/2010 tăng 22,21% và là nhóm có mức tăng cao nhất trong cơ cấu tính CPI. Trong khi đó, giá lương thực phẩm cũng tăng đến hơn 20%... So với đà tăng thu nhập thì rõ ràng chất lượng bữa ăn bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Lạm phát từ này đến cuối năm vẫn tiếp tục dâng lên ở mức 17 - 18%. Trong đó, nhân tố lương thực thực phẩm tiếp tục thể hiện sự bất ổn mạnh mẽ hơn. Điều đó cho thấy, ẩn số đáng lo ngại đang ngày càng bộc lộ sự tác động của mình. Và dường như, ngoài những biện pháp hỗ trợ, bình ổn thị trường ngắn hạn... thì chưa nhìn thấy những chương trình đầu tư lớn để làm thay đổi chi phí và điều kiện sản xuất nhằm gia tăng số lượng, chất lượng giá giá cả nông sản ổn định hơn, nông dân sống ổn hơn.

Khảo sát mới đây của Oxfam cho biết, giá bán lẻ bình quân của hầu hết mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tại các điểm khảo sát, những mặt hàng có mức tăng giá mạnh là lương thực, thực phẩm; điện, xăng, gas... làm giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống, làm trầm trọng thêm các khó khăn cố hữu của là người nghèo. Đối với người nghèo giá cả tăng làm tăng tác động bất lợi đến dinh dưỡng và sức khỏe, đến việc tiếp cận dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế). Đối với nhóm người nhập cư, giá cả tăng làm trầm trọng hơn khó khăn do chi phí sinh hoạt của họ, trong khi đối với nhóm công nhân nhập cư, nó làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ lao động, ảnh hưởng đến tính ổn định nghề nghiệp.

Diễn đàn Kinh tế VN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động