Thứ năm 28/11/2024 05:12

Kỷ nguyên kinh tế mới: Doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi từ những việc nhỏ nhất

Nền tảng công nghệ trong kỷ nguyên kinh tế mới đang giúp nhiều doanh nghiệp (DN) nhất là những DN trẻ với mô hình kinh doanh mới đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, thay đổi cuộc chơi nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Dù ra đời sau nhưng những DN này sẵn sàng "nuốt" chửng những DN lâu đời, đang vận hành mô hình kinh doanh truyền thống.  

Kỷ nguyên kinh tế mới ảnh hưởng và tác động thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống ứng dụng công nghệ

Nền kinh tế mới chi phối hành vi tiêu dùng

Theo bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch CEO Club, từ khi Việt Nam thực hiện tự do hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế và hội nhập sâu rộng, thì sự kết nối cộng đồng DN đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc cập nhật cơ chế chính sách, cam kết của Hiệp định Thương mại tự do (FTA), thông tin thị trường, đầu tư, tài chính, sản xuất kinh doanh… là những vấn đề có ý nghĩa “sống còn” với cộng đồng DN trong bối cảnh hội nhập và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như vươn ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, từ phía các DN cũng cho rằng đây là kỷ nguyên đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế khi công nghệ ngày càng phát triển và làm thay đổi mọi lĩnh vực. Điển hình, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu nói chung, tại Việt Nam nói riêng, đã tạo ra những thay đổi tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, những thay đổi thuần về công nghệ như máy móc, kỹ thuật cho đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng là không biên giới. Từ đó, người tiêu dùng đã hình thành văn hóa mua sắm thông minh và tiết kiệm ở thị trường Việt Nam, đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh phải hoạch định chiến lược đầu tư phù hợp.

Mặt khác, nền kinh tế mới chi phối đến hành vi tiêu dùng đang diễn ra tại nhiều quốc gia và lan tỏa trên thị trường toàn cầu, cho thấy tâm lý mua hàng của người tiêu dùng là chuỗi phản ứng rất phức tạp. Hay xu hướng phát triển internet vạn vật (IoT) đã tạo nên môi trường rộng mở về thông tin, ở đó người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận những nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm hay mua sắm những sản phẩm, dịch vụ tốt với mức giá ưu đãi nhất.

Ông Marek Forysiak, Phó Tổng Giám đốc và Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cho rằng, trong bất cứ nền kinh tế nào, người tiêu dùng luôn là đối tượng trung tâm mà mọi DN đều hướng đến; trong đó, kỷ nguyên kinh tế mới mở ra đã và đang mang đến nhiều phương tiện mới, tạo nền tảng thay đổi hành vi người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

DN cần sẵn sàng chuyển đổi

Kỷ nguyên kinh tế mới ảnh hưởng và tác động thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống, đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, kỷ nguyên công nghệ, thế giới số hay trí thông minh nhân tạo đang được nhắc đến ngày càng nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam.

Nghiên cứu mới nhất của IDC cho thấy chuyển đổi số sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỷ USD vào GDP của châu Á- Thái Bình Dương, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 0,8%. Năm 2017, chiếm khoảng 6% GDP của châu Á- Thái Bình Dương đến từ các sản phẩm và dịch vụ số, thông qua việc sử dụng các công nghệ số. IDC dự báo con số này sẽ tăng lên 60% GDP khu vực vào năm 2021. Điều đó cho thấy lợi ích mang lại từ việc chuyển đổi số là rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng.

Tại thị trường Việt Nam, chưa có số liệu chính thức nào về sự sẵn sàng chuyển đổi số trong DN. Nhưng theo ghi nhận của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh thì hầu hết các DN luôn có nhu cầu ứng dụng công nghệ số để hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Song với tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ, hàng loạt khái niệm mới, giải pháp, dịch vụ mới ra đời đã khiến cho các DN trở nên phân vân, e ngại. Họ không biết bắt đầu chuyển đổi từ đâu, cần trang bị những hiểu biết gì để đầu tư cho đúng đắn, vừa tiết kiệm chi phí mà không bị lạc hậu công nghệ.

Chính vì thế bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng, các DN đừng nghĩ cách mạng 4.0 là những điều thật to tát, thay vào đó hãy nên bắt đầu chuyển đổi số từ những việc nhỏ nhưng có tầm nhìn lớn. Chẳng hạn, các DN có thể bắt đầu từ việc số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng; Hoặc bước đầu số hóa quy trình giao việc, kiểm soát công việc trong doanh nghiệp với một giải pháp trên nền tảng đám mây.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 diễn ra từ ngày 2-3/12

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững