Thứ ba 24/12/2024 02:13

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Giữ nguyên thời gian chất vấn 2,5 ngày

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có thông báo số 981/TB-TTKQH về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Đề nghị Chính phủ đánh giá việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Tại phiên họp thứ 11, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và kết luận như sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với những đề xuất được nêu trong Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 3 do Tổng Thư ký Quốc hội trình.

Phiên họp thứ 11 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Đồng thời, đề nghị các cơ quan cần tập trung cao độ, rà soát kỹ lưỡng các nội dung kỳ họp vừa bảo đảm chất lượng, vừa rút ngắn được tối đa thời gian để tổ chức thành công kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị lưu ý một số vấn đề: Chưa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3 để trình tại Kỳ họp thứ 4 theo đúng Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 5/11/2021 triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong Báo cáo về kinh tế - xã hộiđể đại biểu Quốc hội thảo luận.

Đồng thời, bổ sung các báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu: Báo cáo về tình hình năm học 2021-2022, trong đó có đề cập các nội dung như: Tổ chức cho học sinh đi học trở lại, khả năng thích ứng và bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch; bảo đảm phương thức tổ chức dạy và học; giảm tải nội dung, chương trình học tập; công tác tổ chức thi cuối năm; kỳ thi Trung học phổ thông, xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng…; bảo đảm chất lượng dạy và học, thi, tuyển sinh và an toàn cho học sinh.

Hiện nay, tiến độ gửi tài liệu rất chậm, mới có rất ít tài liệu kỳ họp được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng ý kiến phát biểu thảo luận tại kỳ họp của đại biểu.

Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chuẩn bị nội dung và những vấn đề cần trao đổi tại cuộc họp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Cán sự đảng Chính phủ.

Thành phần cuộc họp có mời thêm các đồng chí: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan thông tấn, báo chí…

Giữ nguyên thời gian chất vấn là 2,5 ngày

Về Chương trình Kỳ họp: Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bố trí thời gian cho từng nội dung một cách phù hợp để cố gắng giảm tối đa thời gian kỳ họp nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng kỳ họp, trong đó giữ nguyên thời gian chất vấn là 2,5 ngày.

Bên cạnh đó, bố trí thảo luận các nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 cùng phiên thảo luận về kinh tế - xã hội; giảm thời gian trình bày tờ trình đối với các dự án về các công trình quan trọng quốc gia (chỉ tối đa 15 phút).

Bố trí trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra với phiên thảo luận các dự án luật trình Quốc hội thông qua do đã được thảo luận kỹ lưỡng tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; cố gắng bố trí khoảng cách hợp lý giữa việc trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra với việc thảo luận ở tổ và hội trường, bảo đảm có thời gian cho việc tổng hợp, giải trình ý kiến đại biểu,…

Phát huy kinh nghiệm của các kỳ họp trước, tiếp tục làm tốt, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng hơn nữa các điều kiện bảo đảm về mọi mặt, công tác thông tin, tuyên truyền,… để Kỳ họp thứ 3 diễn ra thông suốt, an toàn, hiệu quả và thành công tốt đẹp.

Giao Tổng Thư ký Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự kiến chương trình kỳ họp và Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình kỳ họp, gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội xem xét, phê duyệt để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên trù bị.

Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người