Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”

Lòng tin doanh nghiệp và người tiêu dùng đã sụt giảm mạnh vì những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu và tình trạng yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như thế giới, báo cáo mới nhất của Ban Phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho biết.
Bức tranh kinh tế thế giới vẫn nhiều tối hơn sáng

Bức tranh kinh tế thế giới vẫn nhiều tối hơn sáng

CôngThương - EIU cho rằng, triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã trở nên bi quan hơn nhiều so với trước đây, làm tăng những dự báo về nguy cơ sụt giảm sản lượng toàn cầu. Việc hai nền kinh tế Tây Ban Nha và Italy đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, đang làm gia tăng nguy cơ đổ vỡ của đồng tiền chung châu Âu.


Chưa hết, tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp ở Mỹ cùng những căng thẳng chính trị giữa hai đảng trong Quốc hội xung quanh vấn đề nâng trần nợ, càng làm cho tình hình trở nên u ám. Niềm tin kinh doanh, tâm lý tiêu dùng giảm mạnh, tác động tiêu cực tới lĩnh vực bán lẻ, đầu tư, tuyển dụng, sản xuất.

Những điều này có thể tạo nên một vòng xoáy đi xuống luẩn quẩn mà trong đó lòng tin đầu tư sẽ tiếp tục suy giảm và làm suy yếu thêm việc tuyển dụng và chi tiêu, đẩy các nền kinh tế phát triển trở lại suy thoái.

Theo EIU, các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển hiện không có trong tay công cụ để ngăn chặn một cuộc suy thoái mới. Thậm chí, nhiều quốc gia còn không đủ khả năng để thực hiện thêm các biện pháp kích thích tăng trưởng với quy mô như giai đoạn khủng hoảng trước, do nợ nần chồng chất.

Khả năng hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng trung ương có thể bị suy yếu do các khó khăn trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả sự biến động lãi suất trái phiếu chính phủ, khiến gói kích thích tiền tệ khó có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Trong trường hợp xảy ra một cuộc suy thoái mới, khu vực kinh tế phát triển có thể sẽ rơi vào tình trạng giảm phát và đình trệ kéo dài.

Sự đi xuống của khu vực kinh tế phát triển sẽ khiến cho tăng trưởng tại các thị trường mới nổi chậm lại và sẽ giảm mạnh hơn nếu nhu cầu hàng xuất khẩu tại các nước phát triển không còn. Tốc độ tăng trưởng thậm chí còn thu hẹp hơn nếu các nhà đầu tư rút vốn để tập trung vào những "vịnh tránh bão" như trái phiếu Mỹ.

Dẫu vậy, các nền kinh tế đang phát triển có nhiều dư địa hơn nên quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn. Nhu cầu nội địa ở khu vực này cũng rộng, đủ để ngăn chặn đà suy thoái sâu. Ngoài ra, người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi cũng ít nợ nần hơn người tiêu dùng tại các nước phương Tây.

Trong một báo cáo khác, hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á, và cảnh báo khu vực này phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu và tốc độ phục hồi mong manh của kinh tế Mỹ.

Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế châu Á và khu vực Thái Bình Dương 2011-2012" được công bố hai lần/năm, IMF dự báo châu Á sẽ đạt tăng trưởng bình quân 6,3% và 6,7% lần lượt vào năm 2011 và 2012, thấp hơn mức dự báo tương ứng 6,8% và 6,9% mà các chuyên gia thể chế này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.

Theo định chế tài chính đa phương này, cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lan rộng sẽ tác động mạnh mẽ tới kinh tế vĩ mô và lĩnh vực tài chính của châu Á, do các nền kinh tế châu lục này gắn liền với các nền kinh tế phát triển. Làn sóng bán tháo cổ phiếu tại châu Á thời gian qua, mỗi khi có tín hiệu bất lợi từ châu Âu và Mỹ, là một minh chứng rõ ràng cho nhận định này.

Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách của châu Á đang phải đối mặt với tình trạng khó cân bằng, khi vừa phải tìm cách giảm bớt những rủi ro tăng trưởng, vừa phải hạn chế những tiêu cực từ chính sách tài chính nới lỏng. Ngoài ra, lạm phát cũng là một nan đề đối với một số nền kinh tế châu Á, nhưng theo IMF, tỷ lệ lạm phát ở châu Á sẽ giảm dần do giá cả lương thực, năng lượng đang được điều chỉnh.

Liên quan tới các thông tin kinh tế, hôm qua, tổ chức Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của 3 ngân hàng châu Âu, đưa xếp hạng tín nhiệm của 8 ngân hàng Mỹ và châu Âu vào diện xem xét hạ bậc do những thách thức trong nền kinh tế và các thị trường tài chính cũng như tác động của các quy định mới.

Cụ thể, Fitch hạ một bậc tín nhiệm của UBS (Thụy Sỹ) từ A+ xuống A và hạ hai bậc tín nhiệm của Lloyds Banking và Ngân hàng Hoàng gia Scotland (Anh) từ AA- xuống A. Ngoài ra, Fitch đang xem xét hạ bậc 8 ngân hàng của Mỹ và châu Âu, bao gồm: Barclays Bank, BNP Paribas, Credit Suisse, Deutsche Bank, Societe Generale, Bank of America, Morgan Stanley và Goldman Sachs.

Theo ông Joo-Yung Lee, Giám đốc điều hành bộ phận các tổ chức tài chính của Fitch, sự liên quan của hệ thống ngân hàng với cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng như những lo lắng về mô hình kinh doanh của nhóm nhà băng đầu tư trên, là nguyên nhân chính khiến Fitch đưa ra động thái trên.

“Một số ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào nguồn cấp vốn với quy mô lớn và lợi nhuận từ hoạt động giao dịch đầy biến động. Điều này đặc biệt đúng đối với ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley của Mỹ. Hoạt động của hai ngân hàng này ít đa dạng hơn các ngân hàng mang tính toàn cầu khác”, ông Lee cho biết.

Cũng trong ngày hôm qua, một tổ chức định mức tín nhiệm khác là Standard & Poor's đã hạ bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha từ mức AA xuống còn AA-, cùng với triển vọng tiêu cực. S&P cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp cao, các điều kiện tài chính khó khăn của Tây Ban Nha và "tình trạng sụt giảm về kinh tế trong các đối tác thương mại chính của Tây Ban Nha" là nguyên nhân dẫn tới quyết định hạ bậc tín nhiệm nói trên.

Mảng sáng gần như duy nhất của kinh tế thế giới hôm qua có lẽ là một vài thông tin lạc quan về kinh tế Mỹ và việc Slovakia bỏ phiếu thông qua việc mở rộng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu. Tại cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, kế hoạch này nhận được 114 phiếu ủng hộ, trong khi chỉ cần 76 phiếu ủng hộ (trong số 150 nghị sĩ Quốc hội) là được thông qua.

Như vậy, kế hoạch quan trọng nhằm giúp Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giải quyết khủng hoảng nợ công đã vượt qua cửa ải cuối cùng. Trước Slovakia, 16 nước còn lại trong Eurozone đã thông qua EFSF. Thỏa thuận mở rộng cho phép nâng ngân quỹ của EFSF từ 440 tỷ Euro hiện nay lên 780 tỷ Euro. EFSF sẽ được sử dụng để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5/2024 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường một số dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường một số dự án cao tốc trọng điểm, ngày 29/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động