Kiến nghị xử lý 9 sai phạm tại Công ty Thuận Phong

Để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất phân bón và hàng triệu người nông dân, ngày 7/11/2015, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các cơ quan chức năng xử lý 9 sai phạm cơ bản tại Công ty Thuận Phong (Đồng Nai) liên quan đến hoạt động sản xuất phân bón của doanh nghiệp này.

Kiến nghị xử lý 9 sai phạm tại Công ty Thuận Phong

Phân bón lá của Công ty Thuận Phong tại Văn phòng đại diện ở Đăk Lăk bị cơ quan chức năng kiểm tra và niêm phong. Ảnh : Hoàng Thiên Nga

9 sai phạm mà Công văn số 189/CV-KN của Hiệp hội Phân bón đề nghị cần phải được xử lý một cách triệt để tại Công ty Thuận Phong gồm:

Thuê đất quốc phòng để nông dân tin tưởng: Nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan pháp luật, Công ty Thuận Phong đã thuê đất sai quy định của Bộ Quốc phòng (tại kho quân khí K888 ở Long Bình- Đồng Nai) để sản xuất phân bón giả. Công ty còn in trên bao bì các sản phẩm phân bón là sản xuất tại khu kinh tế Bộ Quốc phòng, lừa dối khách hàng, nông dân tin tưởng vào sự an toàn cao của sản phẩm.

Chủ doanh nghiệp thừa nhận sai phạm: Ngày 24/4/2015, sau khi kiểm tra biên bản lập tại chỗ, có sự chứng giám của các cơ quan chức năng, TGĐ Công ty Thuận Phong Khiếu Mạnh Tường đã ký biên bản với nội dung: Công ty đã giả mạo về nguồn gốc, hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói (theo quy định tại điểm e, khoản 8, điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP) với số lượng rất lớn về tem, nhãn hàng hóa giả mạo nguồn gốc sản xuất ở Mỹ (Made in USA).

Sản xuất phân bón kém chất lượng: Kết quả kiểm định của Trung tâm III có 19/29 mẫu phân bón kém chất lượng không phù hợp so với đăng ký chất dinh dưỡng chính, chỉ đạt 70%, trong đó có loại phân vi lượng kẽm(Zn) ghi trên bao bì là 15.000 ppm, kết qủa kiểm nghiệm chỉ có 1.310 ppm (chưa tới 10%).

Hợp đồng với công ty Mỹ để sản xuất phân bón không có giá trị pháp lý: Công văn số 3645 của Bộ KH&CN kết luận, Hợp đồng phân phối độc quyền của công ty Mỹ (Bio Huma Netics) và Công ty Thuận Phong theo Luật Doanh nghiệp là không có giá trị pháp lý tại Việt Nam. Việc Thuận Phong đóng chai, dán nhãn chính bằng tiếng Anh, nhãn phụ bằng tiếng Việt là hành vi giả mạo bao bì hàng hóa của thương hiệu khác, giả mạo nơi sản xuất đóng gói hàng hóa.

Nhập khẩu phân bón rễ ghi trên sản phẩm là phân bón lá: Hồ sơ nhập khẩu tất cả các sản phẩm phân bón nhập về đều là phân bón rễ, nhưng Thuận Phong đã cố tình lừa dối người tiêu dùng bằng cách ghi trên sản phẩm là bón lá. Đây là hành vi giả mạo về công dụng về phân bón, rất nguy hại cho cây trồng.

San chiết phân bón rễ dán nhãn phân bón lá bán giá cao: Cơ quan chức năng kiểm tra Văn phòng đại diện tại Đắk Lắk, đã phát hiện Thuận Phong nhập khẩu phân bón bón rễ bằng thùng hàng nghìn lít nhưng san chiết ra chai 1 lít, dán nhãn phân bón lá và bán giá rất cao.

Giả mạo cả dấu hợp quy: Công ty Thuận Phong tự in giả mạo cả dấu hợp quy CR thuộc quyền sở hữu của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) quốc gia trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Bộ KH&CN. Cơ quan QUACERT có văn bản xác định, chưa bao giờ cấp giấy chứng nhận nào cho Công ty Thuận Phong.

Sản xuất phân bón bằng giấy chứng nhận hợp quy khống trái phép: Cục Trồng trọt ra văn bản khẳng định, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ cấp 35 giấy chứng nhận hợp quy khống trái phép cho Công ty Thuận Phong. Đây là việc làm sai quy định của pháp luật, cố tình hợp thức hóa cho các hành vi sai phạm của Công ty Thuận Phong.

Thuận Phong từng bị xử phạt về hành vi làm phân bón giả: Năm 2013, UBND tỉnh An Giang đã xử phạt TGĐ Công ty Thuận Phong Khiếu Mạnh Tường 45 triệu đồng về hành vi sản xuất , buôn bán phân bón giả. Đây là tiền sự và cho thấy việc Thuận Phong cố tình sản xuất phân bón giả đã diễn ra trong nhiều năm.

TIN LIÊN QUAN
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ cấp sai giấy chứng nhận để Thuận Phong làm phân bón giả
Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận: Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả
Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Amorepacific Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Amorepacific Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng phát hiện nhiều sai phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng phát hiện nhiều sai phạm

Tuyên Quang: Phát hiện cơ sở kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Tuyên Quang: Phát hiện cơ sở kinh doanh sữa bột dành cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Đồng Tháp: Xử phạt 130 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Đồng Tháp: Xử phạt 130 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vi phạm

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Long An: Sắp đấu giá 5,2 tấn đường cát nhập lậu

Long An: Sắp đấu giá 5,2 tấn đường cát nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 1.000 sản phẩm mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ

An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Xem thêm