Thứ bảy 28/12/2024 13:30

Kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu

Qua kiểm tra các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

Ảnh minh họa: Internet

 - Chiều 15/12, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Trưởng Đoàn giám sát của UBTVQH cho biết, đến nay cả nước đã có 18 khu kinh tế (KKT) được quy hoạch với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 730 ha. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đến nay các KKT cả nước đã thu hút được tổng vốn đầu tư hơn 25 tỷ USD và 540.000 tỷ đồng trên phần diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phần lớn các KKT đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh các lợi ích kinh tế, các KKT còn tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết việc làm, đến nay đã giải quyết cho khoảng 30 nghìn lao động.

Đối với các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK), hiện cả nước đã có 21/25 tỉnh biên giới đất liền đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 28 KKTCK. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2004-2010 hỗ trợ hạ tầng KKTCK là 3.226 tỷ đồng, riêng năm 2011 là 700 tỷ đồng.

Đánh giá chung việc phát triển các KKT, KKTCK, Đoàn giám sát của UBTVQH thống nhất: Việc hình thành và xây dựng các KKT, KKTCK là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của một số địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng kinh tế ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu, kết hợp phát triển kinh tế gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại. Các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi của Nhà nước đã có tác động tích cực và hiệu quả bước đầu đối với hoạt động, phát triển của các KKT, KKTCK cũng như đối với các địa phương có KKT, KKTCK. Báo cáo giám sát cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện chính sách pháp luật đối với KKT, KKTCK và nguyên nhân của những hạn chế này. Đó là các cơ chế chính sách ưu đãi và mô hình tổ chức, quản lý thiếu ổn định; việc thành lập một số KKT theo Quy hoạch đến năm 2020 tính khả thi không cao; phần lớn các KKT có cơ chế, chính sách phát triển cơ bản giống nhau, không phát huy được thế mạnh mang tính đặc thù…

Đối với các KKTCK, sự phối hợp quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ ở các cửa khẩu chưa đồng bộ, hiệu quả; kết cấu hạ tầng các KKTCK không có chuyển biến mạnh mẽ, nhiều địa phương không có khả năng tự cân đối, dẫn đến một số dự án bị kéo dài thời gian hoàn thành, nhiều công trình dở dang.

Chưa hài lòng với Báo cáo giám sát, Ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng dân tộc đề nghị Đoàn giám sát nói nói rõ những tồn tại về điện, nước trong các KKT, KKTCK có đáp ứng được không? Vấn đề xử lý chất thải ra sao? Việc đảm bảo an ninh trật tự ở KKTCK như thế nào?

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị làm rõ với số lượng KKT, KKTCK như Đoàn giám sát nêu thì đã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của từng vùng chưa?

Ngoài ra, nhiều ý kiến của các thành viên UBTVQH đề nghị Đoàn giám sát làm rõ hiệu quả đầu tư của các KKT, KKTCK; đánh giá tác động của các KKT, KKTCK đối với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung trình bày: Do chưa có sự đánh giá toàn diện nên cũng chưa thể kết luận số lượng các KKT, KKTCK như hiện nay là nhiều hay ít. Đồng thời cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức đánh giá toàn diện việc thực hiện chủ trương phát triển KKT, KKTCK, không chỉ về hiệu quả kinh tế, mà trong cả các lĩnh vực khác như xã hội, môi trường.

Qua quá trình giám sát, Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ tạm dừng việc thành lập mới các KKT, KKTCK. Tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện hoạt động của các KKT, KKTCK. Xây dựng cơ chế, chính sách và áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và phương thức hợp tác công tư (PPP). Ưu tiên đầu tư phát triển kết nối cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các KKT, KKTCK.

Đồng thời, sớm ban hành văn bản về quy hoạch cửa khẩu biên giới đất liền để tránh việc mở, nâng cấp cửa khẩu tràn lan như hiện nay. Cần đảm bảo đủ nguồn kinh phí, tiến hành đồng bộ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm trang bị và tổ chức lực lượng hợp lý tại KKTCK; thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động tại KKT, KKTCK nhằm phát hiện những vấn đề mới phát sinh để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến của UBTVQH, hoàn chỉnh, cập nhật thêm số liệu và nâng tầm của Báo cáo. Trong đó, cần đánh giá chi tiết hơn về vốn đầu tư, hiệu quả kinh doanh cũng như mô hình quản lý của các KKT, KKTCK; đánh giá tác động của các KKT, KKTCK đối với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo CPV

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển