Chủ nhật 29/12/2024 05:18

Khuyến công Vĩnh Phúc: Chú trọng công tác đào tạo nghề

Phát huy hiệu quả của công tác khuyến công những năm trước và được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, công tác xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch khuyến công năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc đã được triển khai thuận lợi.

Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn

 - Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm, trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị, tổ chức khai giảng đào tạo nghề, truyền nghề thêu ren, đính cườm cho 5 lớp với 175 học viên tại huyện Vĩnh Tường và 2 lớp (70 học viên) may công nghiệp thuộc huyện Lập Thạch, bằng 61% so cùng kỳ năm trước và bằng 50% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp cam kết sau đào tạo sẽ gắn với giải quyết việc làm ổn định cho các học viên. Đây là mô hình đã được triển khai trong nhiều năm mang lại hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định, phù hợp với người lao động xuất phát từ làm nông nghiệp.

Trung tâm cũng đã tổ chức tốt hội nghị tập huấn khuyến công (với 130 học viên) nhằm trang bị cho cán bộ kiến thức về chuyên môn, những thông tin về chế độ chính sách của trung ương, địa phương để thực hiện tốt và phát huy được công tác khuyến công ở mỗi cơ sở. Công tác hỗ trợ máy móc, thiết bị đã được triển khai ngay sau khi kế hoạch năm 2014 được phê duyệt. Trung tâm đã hướng dẫn hồ sơ ban đầu triển khai đề án khuyến công cho 21 đơn vị; kiểm tra, giám sát, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu 6 đề án hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất, bằng 55% cùng kỳ năm trước và bằng 29% kế hoạch năm. Việc hỗ trợ trực tiếp vào đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đã tạo thêm việc làm mới ổn định cho 25-30 lao động có thu nhập bình quân từ 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng; khích lệ các đơn vị mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện sức lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn hơn cho lao động vận hành máy móc, thiết bị.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, trung tâm sẽ tổ chức bế giảng 5 lớp nghề thêu, đính cườm; 2 lớp may công nghiệp; khai và bế giảng 1 lớp nghề đan ghế nhựa, 4 lớp may công nghiệp, 1 lớp nghề sản xuất tranh đá, 1 lớp nghề mộc...

Với công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn, những tháng đầu năm, trung tâm cũng đã tư vấn hỗ trợ kinh phí đăng ký thương hiệu sản phẩm cho 7 đơn vị bằng 175% so với cùng kỳ năm trước và bằng 100% kế hoạch năm.

Theo ông Phạm Xuân Thái- Phó giám đốc trung tâm, công tác khuyến công còn gặp không ít khó khăn do những tháng đầu năm, mức tiêu dùng thấp, hàng tồn kho cao, sản lượng của một số doanh nghiệp giảm. Ngoài ra, do giá trang thiết bị thay đổi theo thị trường nên các cơ sở không dám đầu tư. Mặt khác, một số doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về quy mô sản xuất của đối tác, nên có nguy cơ không duy trì và phát triển sản xuất, ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của người lao động. Hơn nữa, mức hỗ trợ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của các đơn vị tham gia dạy nghề. Kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn thấp, chưa tạo động lực mạnh giúp doanh nghiệp đổi mới. Công tác hoàn thiện hồ sơ ở một số địa phương còn gặp khó khăn, làm giảm tiến độ thực hiện đề án.

Để phát huy hiệu quả công tác khuyến công, trung tâm kiến nghị: Bổ sung thêm nội dung hỗ trợ kinh phí đào tạo truyền nghề, nâng mức hỗ trợ kinh phí cho người lao động khi tham gia học nghề; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho vay với lãi suất 0%, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn có vốn phát triển sản xuất; cho phép trung tâm được tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề đối với các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngắn hạn (dưới 1 năm).

Hải Nam

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Đào tạo nghề

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh