Thứ ba 31/12/2024 04:34

Khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Hút vốn đối ứng từ cơ sơ

Dù còn nhiều khó khăn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng việc thu hút nguồn vốn đối ứng cho hoạt động khuyến công ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên thời gian qua đã đạt được kết quả vượt bậc.

Những con số đáng khích lệ

Hình thức hỗ trợ có thu hồi vốn đã trở thành thương hiệu của khuyến công Lâm Đồng, và ngày càng phát huy ưu thế khi thu hút hiệu quả nguồn vốn đối ứng từ phía các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT). Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, khuyến công Lâm Đồng đã thực hiện 102 đề án có thu hồi vốn với 38,5 tỷ đồng, chiếm 71% ngân sách cấp cho hoạt động khuyến công. Các doanh nghiệp nhận tài trợ đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, có nguồn để trả nợ đầy đủ cho quỹ, giúp nguồn quỹ được bảo toàn và luân chuyển nhanh chóng, ngày càng nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.

Vốn đối ứng từ cơ sở giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn khuyến công

Hơn nữa, thông qua hình thức hỗ trợ có thu hồi, kinh phí hoạt động khuyến công hàng năm của tỉnh Lâm Đồng được bổ sung đáng kể. Cụ thể, mỗi năm, ngân sách của tỉnh bố trí cho công tác khuyến công từ 3 - 5 tỷ đồng, nhờ vốn được thu hồi, nguồn kinh phí này tăng lên 6 - 9 tỷ đồng. Cùng với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (khoảng 1 - 3 tỷ đồng/năm), khuyến công Lâm Đồng có nguồn lực đáng kể hỗ trợ các cơ sở sản xuất có nhu cầu.

Theo bà Cao Thị Thanh - Phó giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng - 7 năm qua (2014 - 2020), với 38,5 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ thực hiện 102 đề án khuyến công Lâm Đồng đã thu hút 200 tỷ đồng vốn đối ứng từ các cơ sở CNNT, tức là gấp 5,1 lần kinh phí ngân sách đầu tư. Số lượng cơ sở sản xuất giai đoạn này cũng tăng thêm 500 cơ sở, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 6.500 lao động.

Không chỉ có Lâm Đồng, Bình Định cũng là một trong những địa phương thu hút nguồn vốn đối ứng thụ hưởng ở mức cao trong khu vực. Số liệu từ Sở Công Thương Bình Định cho thấy, giai đoạn 2014 - 2020, từ 27,853 tỷ đồng “vốn mồi”, khuyến công Bình Định đã thu hút trên 160,107 tỷ đồng vốn đối ứng từ các cơ sở CNNT (gấp 5,9 lần). Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến 2 nội dung thu hút nhiều vốn đối ứng của các cơ sở sản xuất. Đây cũng là nội dung được khuyến công Bình Định ưu tiên dành nguồn vốn cho triển khai. 7 năm qua, khuyến công Bình Định đã thực hiện 122 đề án thuộc nội dung này, với tổng kinh phí hỗ trợ 14,135 tỷ đồng, chiếm 50,7% trong tổng kinh phí của cả giai đoạn. Các đề án được triển khai gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm mới, nên kết quả đạt được rất thiết thực.Những con số về thu hút nguồn vốn đối ứng từ 2 địa phương là con số đáng ghi nhận, đồng thời là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả chương trình khuyến công của 2 địa phương nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên sau nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiện.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Theo đánh giá của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), trong bối cảnh các cơ sở CNNT không chỉ riêng khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà trên cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thức hỗ trợ có thu hồi đã giải quyết một phần khó khăn về vốn cho các cơ sở. Thông qua hình thức hỗ trợ vốn có thu hồi, các địa phương cũng hình thành được “quỹ khuyến công” với nguồn vốn khá lớn nằm tại các doanh nghiệp. Và việc thu hồi được thực hiện dần hàng năm nên nguồn vốn khuyến công tiếp tục được quay vòng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác.

Nhận định về hiệu quả chương trình khuyến công, cũng như hình thức hỗ trợ có thu hồi của Lâm Đồng thời gian qua, bà Cao Thị Thanh cho rằng, hình thức hỗ trợ vốn có thu hồi trở thành điểm sáng của khuyến công Lâm Đồng. Hình thức này góp phần tháo gỡ vấn đề thiếu kinh phí hỗ trợ, triển khai được nhiều đề án với nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp với cơ sở CNNT. Quy mô các đề án được nâng cao, công tác tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả. Điều này cũng cho thấy, công tác khuyến công của Lâm Đồng ngày càng đi vào chiều sâu. “Kinh phí khuyến công đã phát huy tốt vai trò làm "vốn mồi", khuyến khích được các cơ sở CNNT đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm” – bà Cao Thị Thanh nói.

Thống kê của Bộ Công Thương, giai đoạn 2015 - 2020 trên cả nước, trung bình cứ 1 đồng vốn từ ngân sách nhà nước sẽ thu hút được khoảng 5,2 đồng vốn đầu tư của cơ sở CNNT.
Thu Trang - Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh