Thứ hai 23/12/2024 22:16

Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh thu hút 12 tỷ USD đầu tư

Sau 20 năm thành lập, Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh bước đầu hình thành một Trung tâm công nghệ cao quốc gia với tổng vốn thu hút đầu tư 12 tỷ USD.

Thông tin tại buổi họp công bố lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP) ngày 18/10, ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban quản lý SHTP - cho biết: SHTP là một trong 3 mô hình khu công nghệ cao đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng ký quyết định thành lập. Đây là dự án trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh, được đầu tư 100% từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương.

Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban quản lý SHTP chia sẻ về những kết quả đạt được của SHPT sau 20 năm thành lập

SHTP được thành lập với sứ mạng xây dựng nền móng công nghiệp công nghệ cao cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước, tầm nhìn trở thành tiểu khu đô thị khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng kinh tế, công nghệ và tri thức của thành phố cũng như khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiện nay, SHTP đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 163 dự án với tổng vốn 12 tỷ USD, trong đó có 10 tỷ USD của nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn liên tục tăng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, SHTP thu hút được các tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới như Intel (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), TTI (Đức), NTT (Nhật)… và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT.

Theo bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP), năm 2022 SHTP tròn 20 năm (24/10/2002-24/20/2022) hoạt động vì vậy TP. Hồ Chí Minh đã tập trung tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa để kỉ niệm ngày này.

Chia sẻ về các hoạt động kỉ niệm, bà Lê Thị Bích Loan cho biết, SHTP đã khởi công xây dựng các dự án cảnh quan ở khu vực phía Bắc SHTP (khu vực cổng chính) để kết nối vào tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Đây là vị trí giao thông giúp người dân di chuyển từ cửa ngõ vào phía Đông vào trung tâm TP. Hồ Chí Minh và ngược lại và kết nối làng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; SHTP còn thành lập trung tâm công nghệ hỗ trợ logictics, trung tâm điều hành thông minh để cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư vào SHTP; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến, chuyên gia sở ngành, đại biểu Trung ương và địa phương về các giải pháp, bài học kinh nghiệm xây dựng, hình thành phát triển khu công nghệ cao ra sao trong giai đoạn mới…

Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ TTg ngày 24/10/2002 với sứ mạng xây dựng nền móng cho công nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh là một khu kinh tế - kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngay từ đầu, Dự án Khu công nghệ cao được Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII chọn là một trong 12 chương trình, công trình trọng điểm của 5 năm (2001 2005) và được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (2006-2010), Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX (2011-2015) tiếp tục xác định là một trong 5 chương trình, công trình mang tính đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm theo hướng nâng cao chất lượng đầu tư trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao tính cạnh tranh để hội nhập khu vực và quốc tế.

Nhận thức rõ vai trò, sứ mạng vô cùng quan trọng này, những năm qua tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Ban Quản lý Khu công nghệ cao đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Đến nay Khu công nghệ cao bước đầu hình thành một Trung tâm công nghệ cao quốc gia - nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của TP. Hồ Chí Minh và là một trong 3 trụ cột của Khu đô thị sáng tạo phía Đông - TP. Thủ Đức.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế