Thứ hai 23/12/2024 09:41

Không tái chế hết rác thải nhựa: Lãng phí lớn

Ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Đây là thông tin được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong báo cáo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam- Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa”.

Nguồn “tài nguyên” bị lãng phí

Hiện mỗi năm Việt Nam có khoảng 3,9 triệu tấn nhựa PET, LDPE, HDPE và PP được tiêu thụ, trong số này, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được thu gom tái chế (CFR). Như vậy, ước tính Việt Nam có tới 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ mỗi năm, tức là không được tái chế, dẫn đến mất 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 tỷ USD mỗi năm. Báo cáo của IFC và WB chỉ ra rằng nếu tất cả các loại nhựa sử dụng ở Việt Nam được thu gom và tái chế thành các sản phẩm có giá trị nhất, về lý thuyết tổng giá trị sẽ tương đương 3,4 tỷ USD mỗi năm.

Mô hình thu gom, phân loại rác thải để tái chế cần được nhân rộng

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam - cho biết, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng đã làm tăng đáng kể mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa và bao bì, khiến các thị trường mới nổi trong khu vực trong đó có Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải. Khu vực nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của vật liệu nhựa.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp xử lý, tái chế, TS. Nguyễn Đình Trọng- Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-tech Việt Nam - cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng rác thải nhựa được tái chế ít ỏi như việc phân loại rác tại nguồn chưa đạt hiệu quả cao; hoạt động tái chế hiện nay còn nhỏ lẻ, công nghệ sử dụng lạc hậu, sản phẩm tái chế có chất lượng thấp nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao…

Ngoài ra còn rào cản về chính sách tài chính, đơn giá xử lý tái chế rác thải sinh hoạt còn thấp chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia cũng như nguồn cung không đều và có nhiều rủi ro từ khu vực phi chính thức. Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phế liệu nhựa, không có tiêu chuẩn thiết kế để tái chê.”- TS. Nguyễn Đình Trọng chia sẻ.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Theo các chuyên gia của IFC, để không lãng phí “nguồn tài nguyên rác” này việc mà Việt Nam cần triển khai không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế.

Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị. Việc thực hiện các giải pháp tập trung vào tuần hoàn nhựa cũng có thể giúp cải thiện năng lực và giảm chi phí vốn cho các phương án xử lý, quản lý chất thải rắn không chôn lấp trong tương lai bằng cách chỉ xử lý những chất thải không thể thu hồi, tái chế, hoặc tái sử dụng sáng tạo để thu hồi giá trị.

IFC và WB cũng đưa ra khuyến nghị: Đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần có giá trị thấp mà không có phương án thay thế phù hợp, các chính sách hiệu quả có thể bao gồm cấm và hạn chế đưa sản phẩm đó ra thị trường, áp dụng phí và thuế đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, hoặc nhà nhập khẩu. Đặc biệt, cần khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế, bắt đầu với các chính sách ưu đãi, sau đó là chỉ tiêu/tiêu chuẩn về hàm lượng tái chế cho các ngành sử dụng nhựa lớn nhất. Chính phủ có thể đóng vai trò chủ đạo bằng cách thực hiện mua sắm công xanh (GPP) và dán nhãn các sản phẩm nhựa tái chế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tăng hiệu quả thu gom và phân loại chất thải nhựa cũng như cải thiện sự minh bạch về dữ liệu trên thị trường nhựa cũng như có chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án tái chế. Đồng thời, thiết lập yêu cầu cụ thể theo ngành để giúp tăng tỷ lệ thu gom và tái chế chất thải nhựa cũng như tăng khả năng tái chế cơ học và hóa học và không khuyến khích thải bỏ nhựa.

Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị. Nâng cao lợi ích kinh tế của việc tái chế nhựa sẽ giúp huy động đầu tư nhiều hơn của khu vực tư nhân để giải quyết hiểm họa ô nhiễm nhựa, đồng thời hỗ trợ các ngành quan trọng như du lịch, vận tải biển và thủy sản, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: rác thải nhựa

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/12/2024: Khu vực Bắc biển Đông biển động mạnh