Thứ năm 14/11/2024 05:45

Không nên mua, tích trữ máy thở, bình khí oxy tại nhà

Đây là khuyến cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến Tập huấn triển khai Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, tổ chức sáng ngày 13/9.

Tiềm ẩn nguy cơ mắc mới

Tính đến sáng ngày 13/9, cả nước có tổng cộng 613.375 ca mắc Covid-19, 15.279 ca tử vong, 61,07% số ca đã được điều trị khỏi. 10 ngày qua, số ca phục hồi tiếp tục có tiến triển tích cực; tỷ lệ ca dương tính trên tổng số người xét nghiệm trong cộng đồng trong cả nước giảm từ 1,9% xuống còn 1,6%. Một số tỉnh có số mắc cao, tỷ lệ này cũng giảm mạnh như: TP. Hồ Chí Minh giảm từ 3,7% xuống 1,4%, Long An giảm từ 2% xuống 0,5%, Tiền Giang giảm từ 1,2% xuống 0,2%.

Công suất cung ứng oxy trên cả nước đạt khoảng 1.200 tấn oxy lỏng/ngày

Theo Bộ Y tế, trên phạm vi cả nước, công tác phòng, chống dịch đã có chuyển biến tích cực, tình hình dịch cơ bản đang từng bước được kiểm soát.

Tuy nhiên, hai tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, tình hình dịch lại diễn biến phức tạp; nhiều đơn vị xã, phường, thị trấn đang xanh, đang cam trở thành đỏ. Đặc biệt tại Kiên Giang, số mắc mới trong cộng đồng tăng (69,7%) so với tuần trước. Điều này đã đẩy Kiên Giang từ nhóm 2 (nhóm nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp) xuống nhóm 3 (nhóm nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình).

Theo báo cáo của tỉnh Kiên Giang, những ngày qua, số ca mắc mới cộng đồng ở tỉnh này gia tăng, các ổ dịch tiếp tục xuất hiện và có nguy cơ lây lan, bùng phát cao. Trong 7 ngày qua, ghi nhận 1.217 ca, trong đó có 776 ca ghi nhận tại cộng đồng, tăng 203 ca so với tuần trước đó.

Một trong những nguyên nhân khiến tính trạng ở Kiên Giang dấy lên lo ngại là công tác phòng, chống dịch tại các địa phương bộc lộ nhiều điểm yếu, sự lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tốc độ xét nghiệm chậm hơn tốc độ lây nhiễm, một số nơi lỏng lẻo trong quản lý người về từ vùng dịch. Nhiều nơi chưa triển khai trạm y tế lưu động xuống xã phường, gây quá tải lên tuyến trên, gây ra tử vong...

Không để đứt gãy nguồn cung

Nhận định của các chuyên gia y tế, tình trạng hạ tầng kỹ thuật oxy y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng công tác khám chữa bệnh ở quy mô thường, nhưng chưa đáp ứng trong tình huống dịch Covid-19 gia tăng nhanh.

Bài học từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho thấy, nhu cầu sử dụng oxy y tế để điều trị bệnh nhân Covid-19 là rất cao, sử dụng chai oxy dạng khí nén sẽ có nhiều hạn chế.

Do vậy, việc đầu tư hệ thống cung cấp oxy y tế được xác định là cách đầu tư cho dài hạn. Bởi không chỉ trong đại dịch Covid-19 mà còn được duy trì, sử dụng bền vững sau đại dịch và tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho tương lai.

Thông tin từ Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế: Công suất cung ứng oxy trên cả nước mỗi ngày hiện đạt khoảng 1.200 tấn oxy lỏng/ngày và có thể nâng lên thêm 50 - 100% khi cần thiết. Tuy nhiên, nhiều cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến quận, huyện lại chưa có hệ thống oxy trung tâm; thiếu vỏ chứa oxy (chai, bình, bồn) và không dự phòng cơ số vỏ chứa khi phải luân chuyển, hoặc hỗ trợ điều trị, quản lý tại nhà, vận chuyển cấp cứu...; các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận nguồn cung ứng oxy; khả năng điều phối, huy động nguồn cung ứng oxy chưa đáp ứng kịp thời trong tình huống dịch bệnh tăng cao, tình trạng thiên tại, thảm hoạ…

Để đảm bảo oxy y tế cho điều trị người bệnh, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo, nhiều cuộc họp, làm việc với các doanh nghiệp đơn vị cung ứng, sản xuất oxy, yêu cầu phải nâng công suất sản xuất, cung ứng kịp thời nhu cầu về oxy y tế cho các bệnh viện; đồng thời nhiều lần yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố và bệnh viện phải chủ động lên kế hoạch ký hợp đồng cung ứng oxy với cơ sở cung ứng. Tuyệt đối không để thiếu oxy trong điều trị; phải có sẵn các bình oxy để ngay lập tức cho bệnh nhân sử dụng khi cần. Đặc biệt ở tầng điều trị 2, phải đảm bảo oxy, vì đây là tầng điều trị tối quan trọng, nếu làm tốt công tác điều trị tại đây sẽ hạn chế được nguy cơ bệnh nhân diễn tiến nặng phải chuyển lên tầng điều trị 3, cũng như nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đưa ra 4 nhóm giải pháp mà các tỉnh/thành phố cần làm ngay, đó là: Rà soát, đánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật oxy y tế tại các cơ sở y tế các tuyến, từ tuyến xã…; đánh giá khả năng sản xuất oxy, mạng lưới nhà cung cấp oxy, để có kế hoạch và triển khai mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng…; kết nối, điều phối hiệu quả giữa các bên liên quan (sản xuất, cung ứng, vận chuyển và sử dụng oxy)…; các địa phương thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ). Đồng thời đào tạo và đào tạo mở rộng cho các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế các tuyến về liệu pháp oxy y tế trong điều trị phù hợp...

Mặc dù nhu cầu sử dụng oxy tăng cao, song Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua, tích trữ máy thở, bình khí oxy trong nhà, bởi thiết bị này phải được kiểm soát lưu lượng dòng, kiểm soát áp suất, nên cần người có chuyên môn sử dụng.
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhiều quy định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Dự báo thời tiết ngày mai 14/11/2024: Bão số 8 suy yếu dần; trên đất liền ngày nắng, có mưa vài nơi

Phó Chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải: 'Dữ liệu là linh hồn, cốt lõi để chuyển đổi số'

Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Báo chí và doanh nghiệp, làm sao để cùng 'chung tay' vì kinh doanh có trách nhiệm?

Người dân có thể theo dõi kết quả đóng bảo hiểm y tế ở kênh thông tin nào?

Vận tải đường bộ dự báo sẽ mở rộng vị thế hơn trong tương lai

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc