Khống chế chi phí lãi vay: Doanh nghiệp lo lợi nhuận giảm
Ảnh minh họa |
Đề xuất trên đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến để trình Quốc hội vào tháng 10 tới đây. Trong trường hợp được Quốc hội thông qua, quy định trên dự kiến áp dụng từ tháng 1/2016.
Quan điểm của Bộ Tài chính cho rằng: Tỷ lệ chi phí lãi vay mà DN được khấu trừ như đề xuất là phù hợp bởi hiện nay, nhiều DN vốn chủ sở hữu rất ít nhưng lại vay vốn gấp nhiều lần để đầu tư những dự án có quy mô lớn, dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính, gây rủi ro lớn cho khách hàng cũng như nền kinh tế.
Tuy nhiên, sau một thời gian lấy ý kiến, nhiều DN và hiệp hội, ngành hàng đã thể hiện quan điểm không đồng tình. Không ít ý kiến cho rằng, đề xuất này vô lý và nếu thực hiện sẽ làm khó cho DN.
Chị Hoàng Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Royal Bright Development - lo lắng: Đề xuất trên thực hiện thì các DN vừa và nhỏ sẽ khó tồn tại do tiềm lực tài chính có hạn, đơn hàng phải đàm phán theo từng quý, từng tháng và rất cần nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng. Theo quy định mới, chẳng những việc vay vốn bị siết chặt mà khi vay quá ngưỡng , DN lại phải đóng thêm thuế TNDN.
Cùng quan điểm, Giám đốc một DN xuất nhập khẩu nông sản - cho biết: Vốn chủ sở hữu của DN là 50 tỷ đồng nhưng tài sản cố định được ngân hàng định giá khoảng 400 tỷ đồng (bao gồm bất động sản, hệ thống kho bãi). Do đó, các ngân hàng vẫn cho DN vay bình quân 800 tỷ đồng mỗi năm và dựa vào khả năng kinh doanh của DN. Do đó, vốn chủ sở hữu không nói lên năng lực tài chính của DN nên cơ quan quản lý không thể lấy đây là yếu tố để đánh giá.
Ở lĩnh vực dệt may, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu ở các DN ngành dệt may ở mức khá cao, bình quân khoảng 6-8 lần. Thậm chí, có DN tỷ lệ nợ vay gấp 10 lần vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân do các DN chủ yếu gia công cho DN nước ngoài nên không cần nhiều vốn chủ sở hữu.
Như vậy, nếu dự thảo sửa đổi Luật Thuế TNDN được thông qua, sẽ có hàng nghìn DN có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu trên 5 lần bị áp lực chi phí tài chính đè nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo Bộ Tài chính, việc khống chế chi phí lãi vay được khấu trừ sẽ hạn chế các DN vay quá nhiều vốn nhưng hoạt động không hiệu quả. |