Thứ hai 23/12/2024 17:57

Khánh Hoà: Xử phạt một đơn vị kinh doanh xăng dầu khi giấy phép đã hết hạn

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa, đơn vị vừa xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Xăng dầu Cam Hiệp do kinh doanh xăng dầu khi giấy phép đã hết hạn.

Trước đó, ngày 14/02/2023, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh xăng dầu đối với Công ty TNHH Xăng dầu Cam Hiệp, địa chỉ: Thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Qua quá trình thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, thẩm tra, xác minh, Đội QLTT số 5 xác định, Công ty TNHH Xăng dầu Cam Hiệp đã thực hiện hành vi vi phạm: Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu (Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bàn lẻ xăng dầu) được cấp đã hết hiệu lực từ ngày 15/01/2023 đến ngày 19/02/2023 và không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Công ty TNHH Xăng dầu Cam Hiệp bị xử phạt với số tiền 52,5 triệu đồng do kinh doanh xăng dầu khi giấy phép đã hết hạn

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định xử phạt với số tiền: 52,500 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính là 2,8 triệu đồng.

Trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 548 về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc. Theo đó, Cục QLTT các tỉnh, thành phố sẽ ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề về chất lượng xăng dầu, theo đó phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn (Công an, Sở Khoa học công nghệ) thực hiện kiểm tra, lấy mẫu xăng dầu để thử nghiệm, giám định về chất lượng.

Các hành vi lợi dụng tình hình nguồn cung bị đứt gãy cục bộ để sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng sẽ kiên quyết xử lý.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm